Trung Cấp Y Dược TPHCM

Ngành Y tế khó đột phá khi lẫn lộn công và tư trong bệnh viện

Bài học đầu tiên trong các ngôi trường đào tạo ngành Y Dược chính là thiên chức của Bác sĩ với nhiệm vụ chính là cứu người chứ không phải mục đích kiếm tiền.

Nhiệm vụ chính của Bác sĩ là cứu người

Cứu người là thứ đạo đức cao quý trở thành mô hình trong giới Bác sĩ. Tuy nhiên hầu hết các Bác sĩ bị tác động trước guồng quay cuộc sống đặc biệt trong quá trình chuyển đổi kinh tế hội nhập thế giới.

Nghề y nhìn từ thập kỉ trước

Những năm đầu của thập kỷ 90 ngành Y luôn đòi hỏi Bác sĩ phải có tính khiêm nhường trong công việc. Thời điểm này Bác sĩ nào cũng phải làm việc quá tải, quá sức với mức lương nhân về từ 4-6 đô la mỗi tháng. Đến năm 1991 lương khởi điểm của một Bác sĩ tập sử ở mức 62,000 đồng. Những người có thâm niên lâu năm trong nghề sẽ khoảng 100.000 đồng, lúc này tỉ giá 16.000VND/USD.

Bác sĩ Phạm Văn Hữu công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết đời sống nhân viên y tế những thập kỉ trước rất khó khăn. Thời điểm đó bao thuốc lá 555, chiếc khăn mùi xoa là món quà phổ biến mà các bệnh nhân thường tặng cho Bác sĩ để được ưu tiên khám chữa bệnh. Những món quà đó lại được mang ra ngay cổng viện để bán lại.

Thực trạng của hệ thống y tế khi đó đề cao khả năng tiếp cận cách chăm sóc sức khỏe cho người dân từ những thăm khám đơn giản cho đến các ca phẫu thuật phức tạp. Lúc này bệnh nhân được khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí, bao cấp thêm tiền ăn ngày 3 bữa. Về sau khi nguồn ngân sách dành cho y tế cạn kiệt, các hệ thống y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất bắt đầu xuống cấp, xập xệ… ngay cả nước cũng thiếu, bệnh viện không có tiền trong khi bệnh nhân xếp hàng dài chờ đợi khám bệnh. Trong khi trên thế giới các nước phát triển đã sử dụng những máy siêu âm màu hiện đại, máy X quang kĩ thuật số, chụp cắt lớp vi tính thì Bác sĩ Việt những năm 2000 vẫn khám bệnh bằng kĩ năng nhìn, gõ, sờ, nghe.

Cởi trói cho ngành Y phát triển trong nền kinh tế thị trường

“Cởi trói” cho ngành Y, ban hành luật phí

Ngày 24/4/1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 45 cho phép y tế thí điểm thu một phần viện phí. Lúc này các cơ sở khám chữa bệnh mới giảm bớt những khó khăn về kinh phí, điều kiện vật chất đồng thời đời sống nhân viên y tế cũng khá hơn khi thu tiền viện phí người bệnh. Đến năm 1999 chính phủ cho phép bệnh viện công được liên doanh với các tư nhân, công ty để đầu tư trang thiết bị, máy móc y tế, dịch vụ y tế bắt đầu được đưa vào khai thác. Nhà nước ch0o phép hai hệ thống công và tư tồn tại song song để đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh. Các thuật ngữ “viện phí”, “giá dịch vụ y tế” có sự phân biệt rõ rệt đặc biệt là phí và giá. Nhờ đó chất lượng y tế được cải thiện, bệnh nhân xứng đáng nhận được những giá trị nhiều hơn, đời sống nhân viên y tế cũng khá hơn. Cả một chặng đường phát triển đổi mới, đến nay chúng ta đã có một hệ thống chăm sóc sức khỏe hai tầng. Một tầng dành là bệnh viện công sửu dụng nguồn vốn ngân sách, các Bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh tự nguyện cho  người dân và hưởng mức lương cơ bản. Một tầng là bệnh viện tư dành cho bệnh nhân sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để được hưởng giá trị dịch vụ y tế chất lượng, thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Đào tạo Cao đẳng Dược TPHCM mô hình viện – trường

Bác sĩ Đặng Nam Anh đào tạo Cao đẳng Dược TPHCM cho biết phân biệt giữa phí và giá hiểu rộng hơn. Khi có sự phân định giữa nền kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường, giữa ý niệm tự nguyện phục vụ khu vực công và hoạt động mua bán. Không chỉ ngành Y mà ở lĩnh vực nào cũng cần phân định rạch ròi hai vấn đề này.

Ngành Y tế sẽ khó có những bước đột phá nếu duy trì hệ thống y tế hai tầng trong bệnh viện. Đơn cử việc đảm bảo phẫu thuật miễn phí tim cho người dân đảm bảo họ không lâm vào cảnh nợ nần suốt đời nhưng sẽ không thể tạo ra ngành công nghiệp sinh học, công nghiệp dược phẩm, ngành y tế không đủ sức cạnh tranh trên toàn cầu. Sự lẫn lộn giữa công và tư trong một bệnh viện sẽ có nhiều những biến chứng. Vậy tại sao chúng ta không tách bạch riêng hai hệ thống để rồi chọn cách bơi ngược dòng thủy triều khiến nền y tế khó phát triển hơn?

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *