Zona thần kinh gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu cho người bệnh, đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến tính thẩm mỹ và diện mạo. Chính vì vậy, nhiều người tìm kiếm các mẹo chữa zona thần kinh tại nhà để giảm bớt triệu chứng. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện triệu chứng bệnh.
Tìm hiểu về zona thần kinh
Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella-Zoster gây ra. Những đối tượng như người cao tuổi, bệnh nhân ung thư đang điều trị, người vừa phẫu thuật, và những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao mắc bệnh. Để áp dụng các mẹo chữa zona thần kinh tại nhà hiệu quả, bạn cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh, bao gồm:
- Sốt, đau nhức, ớn lạnh và mệt mỏi, các triệu chứng này tương tự như nhiễm siêu vi thông thường.
- Vùng da bị bệnh có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và đau, có thể đau dữ dội ở một số người.
- Xuất hiện mụn nước trên da, mọc thành từng chùm hoặc dọc theo dây thần kinh. Mụn nước chứa dịch, dễ vỡ và gây đau khi chạm vào.
- Sau 3-4 ngày, mụn nước sẽ xẹp xuống; nếu không được chăm sóc cẩn thận, có thể hình thành sẹo.
- Trong trường hợp nặng, zona thần kinh có thể lan rộng, gây đau ở các vùng như mặt, cổ, eo, tay, chân, mông, đùi, và nổi hạch ở những khu vực gần mụn nước.
Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh có thể bao gồm tổn thương mắt, mất thính giác, viêm phổi, viêm não, và viêm tủy sống.
Phương pháp chữa zona thần kinh tại nhà
Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng và cơ địa không quá nhạy cảm, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa zona thần kinh tại nhà như sau:
Chườm lạnh
Hơi lạnh giúp làm teo các tế bào viêm và ức chế dây thần kinh ở vùng da bị tổn thương, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể chườm đá hoặc đắp khăn lạnh từ 10-15 phút, nhiều lần trong ngày cho đến khi hết đau.
Thoa tinh dầu
Nhiều loại tinh dầu có khả năng ngăn chặn virus và vi khuẩn. Một số tinh dầu có lợi cho việc chữa zona thần kinh bao gồm:
- Tinh dầu tràm: Có đặc tính kháng khuẩn mạnh và giảm kích ứng.
- Tinh dầu khuynh diệp: Chống viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da.
- Tinh dầu ô liu: Giàu vitamin A và E, giúp dịu da và giảm ngứa.
- Tinh dầu hoa cúc La Mã: Tiêu diệt virus và thúc đẩy tái tạo tế bào da.
Bôi mật ong và dầu dừa
Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trộn mật ong nguyên chất và dầu dừa theo tỷ lệ 1:1, thoa lên vùng da tổn thương và để yên 20-30 phút rồi rửa lại. Mật ong kháng khuẩn, còn dầu dừa cung cấp độ ẩm. Thực hiện 2 ngày/lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Đắp bột quế và sữa tươi không đường
Trộn 2-3 thìa cà phê bột quế với sữa tươi không đường để tạo hỗn hợp sền sệt, thoa lên vùng da bị tổn thương. Bột quế kháng khuẩn, sữa tươi giúp tẩy tế bào chết và tăng cường miễn dịch cho da. Nên thực hiện 2-3 lần/tuần.
Sử dụng cây nhọ nồi
Trong Đông y, cây nhọ nồi có tác dụng chữa zona thần kinh. Rửa sạch, cắt nhỏ và xay nhuyễn cây nhọ nồi, sau đó lọc lấy nước và bôi lên vùng da bị bệnh. Thực hiện 3-4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi chữa zona thần kinh tại nhà
Để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ khi áp dụng mẹo chữa zona thần kinh tại nhà, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Lựa chọn nguyên liệu cẩn thận: Chỉ sử dụng nguyên liệu sạch, và nếu cần sơ chế, hãy làm thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Vệ sinh vùng da: Hằng ngày, hãy rửa vùng da bị bệnh bằng nước ấm và nước muối loãng. Tránh dùng sữa tắm hoặc mỹ phẩm vì có thể gây kích ứng và làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Trang phục thoải mái: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi. Hạn chế để quần áo tiếp xúc với vùng da bị zona.
- Rửa tay thường xuyên: Luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc da.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Tránh thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia và thuốc lá.
- Giới hạn tiếp xúc: Trong thời gian có mụn nước, hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.
Nếu triệu chứng zona thần kinh không thuyên giảm hoặc trở nặng, hãy đến bác sĩ chuyên khoa. Sau khi khám và làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, thường bao gồm thuốc uống và thuốc bôi. Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc để nhanh chóng hồi phục và tránh biến chứng.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913