Tiểu đường sau sinh nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng
Tin Tức

Tiểu đường sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Sau sinh, bên cạnh việc chăm sóc con nhỏ, nhiều mẹ bỉm còn đối mặt với tình trạng tiểu đường sau sinh, đặc biệt ở những người từng bị đái tháo đường thai kỳ. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây tăng huyết áp, mỡ máu, nguy cơ tim mạch và để lại biến chứng nguy hiểm như tổn thương mắt, thận, dây thần kinh.

Tiểu đường sau sinh nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng
Tiểu đường sau sinh nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng

Tìm hiểu về tình trạng tiểu đường sau sinh

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tiểu đường sau sinh, còn gọi là đái tháo đường hậu sản, là tình trạng lượng đường huyết tăng cao bất thường (trên mức bình thường 3,9 – 5,6 mmol/l), thường gặp ở phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ.

Thông thường, đường huyết sẽ ổn định sau khoảng 6 – 12 tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu vẫn duy trì ở mức cao, mẹ có thể đã mắc tiểu đường type 2 hoặc rối loạn dung nạp glucose. Khác với tiểu đường thai kỳ do rối loạn nội tiết tạm thời, tiểu đường sau sinh là tình trạng kéo dài, có nguy cơ trở thành bệnh lý mạn tính nếu không kiểm soát sớm.

Một số dấu hiệu nhận biết tiểu đường sau sinh:

    • Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.
    • Mệt mỏi kéo dài.
    • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
    • Vết thương chậm lành, dễ viêm nhiễm, thị lực giảm dần.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường sau sinh

Tiểu đường sau sinh thường gặp ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người không có tiền sử trước đó. Tình trạng này hình thành do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều hòa và chuyển hóa đường huyết sau sinh. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:

    • Yếu tố di truyền: Mẹ có người thân bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao hơn mắc đái tháo đường sau sinh.
    • Tiền sử tiểu đường thai kỳ: Trong thai kỳ, sự thay đổi nội tiết làm giảm tác dụng của insulin. Sau sinh, tình trạng kháng insulin vẫn có thể tiếp diễn, khiến đường huyết không ổn định và gây đái tháo đường hậu sản.
    • Thừa cân, béo phì: Tăng cân nhiều khi mang thai và không kiểm soát được cân nặng sau sinh khiến cơ thể khó sử dụng insulin hiệu quả, làm tăng lượng đường trong máu.
    • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt, hoặc ăn uống không điều độ cũng góp phần làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết.
    • Rối loạn nội tiết sau sinh: Nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose, làm đường huyết tăng cao bất thường.

Tình trạng tiểu đường sau sinh có nguy hiểm không?

Cần phát hiện và điều trị tiểu đường sau sinh kịp thời
Cần phát hiện và điều trị tiểu đường sau sinh kịp thời

Tiểu đường sau sinh có nguy hiểm không? Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, câu trả lời là có. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người mẹ:

    • Nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2: Đái tháo đường sau sinh nếu không kiểm soát tốt có thể trở thành tiểu đường type 2 – một bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài và tiềm ẩn nhiều biến chứng.
    • Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Mẹ dễ bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, suy giảm miễn dịch, mệt mỏi kéo dài và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
    • Gây khó khăn trong việc chăm sóc con: Đường huyết không ổn định có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và việc dùng thuốc điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
    • Biến chứng nặng nề: Nếu không điều trị kịp thời, mẹ có nguy cơ tổn thương mắt, thận, thần kinh và tim mạch – ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Phòng ngừa tiểu đường sau sinh như thế nào?

Phòng ngừa đái tháo đường sau sinh có thể thực hiện hiệu quả thông qua các biện pháp sau:

    • Ăn uống khoa học: Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, đạm nạc, rau xanh và trái cây ít đường như táo, bưởi, ổi. Hạn chế tinh bột đơn (cơm trắng, bánh mì, đồ ngọt). Chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5–6 bữa/ngày giúp ổn định đường huyết. Uống đủ 1,5–2 lít nước mỗi ngày.
    • Vận động đều đặn: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
    • Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân từ từ nếu bị thừa cân (0,5–1kg/tháng). Tránh ăn kiêng quá mức để đảm bảo đủ sữa và dưỡng chất.
    • Giữ tinh thần lạc quan: Ngủ đủ 6–8 tiếng mỗi ngày, hạn chế căng thẳng để phòng ngừa trầm cảm và ổn định nội tiết sau sinh.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *