Chế độ ăn uống cho người bị ung thư dạ dày
Tin Tức

Ung thư dạ dày: Chế độ ăn uống cần tuân thủ như thế nào?

Ung thư dạ dày có nguyên nhân từ nhiều yếu tố, đặc biệt là từ thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh. Chế độ ăn chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh. Vì vậy, việc người bệnh ung thư dạ dày cần hạn chế điều gì và lựa chọn những thực phẩm nào để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh?

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống cho người bị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có điều trị được không?

Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ban đầu, bệnh nhân ung thư dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng ban đầu không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển đến giai đoạn sau, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Một số dấu hiệu bệnh như đau vùng thượng vị, trào ngược axit, cảm giác chua, chán ăn, tiêu chảy có máu, giảm cân đột ngột, nôn mửa có máu, da khô sạm, rụng tóc và móng, mệt mỏi…

Để chẩn đoán, các bác sĩ không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán như chụp X-quang, nội soi dạ dày, sinh thiết, xét nghiệm máu…

Trong điều trị ung thư dạ dày, các bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp điều trị kết hợp có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng tuổi thọ, thậm chí có thể chữa khỏi bệnh đối với những trường hợp phát hiện sớm.

Một số phương pháp điều trị phổ biến gồm:

    • Phẫu thuật: Loại bỏ một phần của dạ dày để loại bỏ tế bào ung thư. Có cả phẫu thuật bằng Robot giúp loại bỏ triệt để các khối u và giảm thiểu mất máu, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.
    • Hóa trị: Sử dụng thuốc hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Đôi khi, hóa trị được áp dụng trước khi phẫu thuật.
    • Xạ trị: Thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật, hoặc tiêu diệt tế bào ung thư sau phẫu thuật bằng tia phóng xạ.
    • Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng thuốc tác động vào hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên chống lại tế bào ung thư.

Như các loại ung thư khác, việc phát hiện sớm ung thư dạ dày giúp cơ hội điều trị thành công cao hơn, tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích cho người bệnh. Tinh thần lạc quan và tích cực cũng góp phần quan trọng vào chiến thắng trước căn bệnh này.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống cho người bị ung thư dạ dày

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tạo chế độ ăn hợp lý là một phần quan trọng trong việc điều trị ung thư dạ dày, dù áp dụng phương pháp nào đi nữa. Chế độ ăn khoa học có thể nâng cao hiệu quả điều trị. Do nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày thường gặp triệu chứng chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp là quan trọng.

    • Bệnh nhân ung thư dạ dày cần bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt sau khi trải qua phẫu thuật.
    • Thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp rau củ, canh hầm hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
    • Protein từ sữa, trứng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
    • Bổ sung sắt từ bắp cải, bông cải xanh.
    • Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D và Folic acid giúp tăng cường sức khỏe.
    • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo, lúa mì, ngô giúp cung cấp năng lượng và chất xơ.
    • Rau củ quả tươi tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
    • Nấm và đậu phụ chứa isoflavone và polysaccharide có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, cùng với selen và vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Những lưu ý:

    • Chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo nguồn gốc.
    • Hạn chế ăn quá no, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn.
    • Ăn chín, uống sôi, tránh thực phẩm tái sống.

Những thực phẩm cần kiêng:

    • Thực phẩm chua, cay như dấm, ớt, bưởi, chanh, xoài.
    • Đồ lên men và đồ muối.
    • Rượu, bia, cà phê, trà.
    • Hút thuốc lá.
    • Tránh sữa khi đói.
    • Thực phẩm cứng, đóng hộp, chế biến sẵn và không rõ nguồn gốc để tránh kích thích sự phát triển của tế bào ung thư.

Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về những điều cần kiêng và ăn trong trường hợp ung thư dạ dày. Nếu có thêm thắc mắc nào, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *