Trẻ sơ sinh thường hay mắc bệnh do có hệ miễn dịch non nớt
Tin Tức

Những bệnh lý thường thấy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non nớt, dễ mắc bệnh và bệnh có thể trở nặng nếu cha mẹ không chăm sóc đúng cách và đưa trẻ đi khám sớm. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở độ tuổi này và một số lưu ý cho cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ.

Trẻ sơ sinh thường hay mắc bệnh do có hệ miễn dịch non nớt
Trẻ sơ sinh thường hay mắc bệnh do có hệ miễn dịch non nớt

Trẻ sơ sinh thường mắc các bệnh lý nào?

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – GIảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, cha mẹ cần hiểu rõ về các dấu hiệu và cách xử trí bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh để bảo vệ và chăm sóc cho bé. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở độ tuổi này và một số lưu ý quan trọng:

Bệnh về đường hô hấp

Cảm lạnh: Gây ra bởi virus, dị ứng hoặc bụi bẩn, thường có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, và thở khò khè.

Nấc cụt: Thường xuất hiện sau khi trẻ mới sinh, thường có tần suất khoảng 3 lần mỗi ngày.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Gây ra bởi lạnh hoặc lây nhiễm từ người khác, có thể gây sốt, khò khè, hoặc thậm chí co giật và thở gấp.

Các bệnh ngoài da

Bệnh vàng da: Có thể là do sinh lý hoặc do bệnh lý, cần chú ý nếu tình trạng kéo dài hơn 3 ngày.

Mụn sữa: Thường xuất hiện nhiều trên da và kèm theo sưng tấy.

Viêm da tiết bã: Thường gặp ở trẻ từ 2 tuần tuổi trở lên.

Chàm Eczema: Gây ra bởi tăng tiết bã nhờn hoặc do di truyền, có thể gây ngứa và da nổi mụn nước.

Rôm sảy: Thường gặp vào mùa hè, dấu hiệu là mụn nước nhỏ trên da.

Hăm tã: Thường xuất hiện vùng ửng đỏ hoặc rộp nước, gây đau cho trẻ.

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Theo Giảng viên Cao đẳng Hộ sinh TPHCM cũng cho biết thêm, hiểu rõ về các bệnh này và chủ động tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm sẽ giúp cha mẹ có thể xử lý các vấn đề sức khỏe của baé một cách hiệu quả.

Các vấn đề về tiêu hóa

Nôn trớ, sặc: Có thể do phương pháp cho con bú không đúng, bú quá nhiều, hoặc là do các vấn đề về tiêu hóa. Triệu chứng thường là trẻ nôn trớ ra sữa màu vàng hoặc trắng.

Tiêu chảy: Có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ hoặc trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Triệu chứng là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, mùi tanh, và có thể có máu trong phân.

Táo bón: Có thể do chế độ ăn uống của mẹ hoặc trẻ không phản ứng tốt với sữa công thức. Triệu chứng bao gồm trẻ không đi ngoài hơn một ngày, phân khô và cứng, và trẻ phải rặn khi đi ngoài.

Một số căn bệnh phổ biến khác

Nhiễm khuẩn rốn, polyp rốn, có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Tưa lưỡi: Có thể do virus hoặc vi khuẩn, gây ra những vết loét hoặc mảng trắng trên lưỡi, làm trẻ biếng ăn.

Rốn lồi: Do thoát vị rốn, làm cho rốn của trẻ lồi ra nhưng không đau.

Huyết tán: Do không tương thích giữa máu của mẹ và thai nhi, triệu chứng thường là tình trạng vàng da.

Sụt cân tuần đầu sau sinh: Có thể do mất nước qua da và thường xuyên đi tiểu.

Viêm kết mạc: Do vệ sinh không tốt hoặc lây nhiễm từ mẹ, có thể gây sưng mí, chảy nước mắt.

Chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý gì?

Để tránh nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần:

    • Chăm sóc rốn cho trẻ một cách cẩn thận và đúng cách.
    • Thực hiện việc tắm rửa và vệ sinh cho trẻ đúng cách.
    • Theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày và đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về da hoặc hô hấp.
    • Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo lịch trình.
    • Ưu tiên việc cho trẻ bú sữa mẹ và khi bắt đầu ăn dặm, lựa chọn thức ăn phù hợp và đảm bảo vệ sinh.
    • Giữ vệ sinh cho trẻ và không gian sống của trẻ.
    • Khi trẻ bị bệnh, đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *