Đau đầu 2 bên thái dương là một triệu chứng phổ biến, có thể phản ánh sự căng thẳng kéo dài, các thói quen sinh hoạt không khoa học, hoặc thậm chí là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để giải thích rõ hơn về nguyên nhân gây ra đau đầu 2 bên thái dương, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết và hữu ích.
Đau đầu 2 bên thái dương là do nguyên nhân nào?
Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng mà bệnh nhân cảm thấy đau nhức ở cả hai vị trí thái dương, có thể có cường độ từ nhẹ đến nặng. Các nguyên nhân gây ra đau đầu 2 bên thái dương rất đa dạng, bao gồm những yếu tố sau đây:
Đau đầu do căng thẳng
Những trường hợp bị đau đầu do căng thẳng thường trải qua cảm giác đầu bị bó chặt, đau có thể lan ra vùng cổ, gáy và vùng chẩm. Cơn đau thường trở nên nặng hơn khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng mạnh.
Đau nửa đầu Migraine
Vị trí đau thường tập trung ở một bên đầu, nhưng cơn đau có thể lan sang phía đầu bên kia, bao gồm cả vùng thái dương. Tính chất của cơn đau thường là đau nhói dữ dội, xuất hiện đột ngột và kéo dài, thường đi kèm với nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, buồn nôn và nôn mửa, gây ra sự khó chịu cho người bệnh.
Các nguyên nhân gây ra đau nửa đầu Migraine bao gồm:
- Căng thẳng quá độ và thiếu ngủ.
- Tác động của môi trường bên ngoài như thay đổi thời tiết, tiếng ồn lớn, môi trường nóng bức, và ánh sáng chói chang từ các thiết bị điện tử.
- Cảm xúc tiêu cực như lo lắng và trầm cảm.
- Thức ăn và thức uống như phô mai, sô cô la, cà phê, rượu.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc ngủ, và liệu pháp thay thế hormone.
Đau đầu Cervicogenic
Các cơn đau đầu có nguồn gốc từ cột sống cổ do viêm hoặc chấn thương ở khu vực này. Một số triệu chứng điển hình của đau đầu Cervicogenic bao gồm: đau ở hai vùng thái dương, hạn chế về sự linh hoạt của cổ, buồn nôn, cảm giác cứng cổ, và suy giảm thị lực.
Hậu quả của sang chấn
Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau ở cả hai thái dương có thể là một di chứng sau khi bị đập đầu hoặc trải qua một cú sốc tại khu vực này. Mặc dù không gây tổn thương cho não và không có các dấu hiệu của rối loạn ý thức, nhưng vẫn có khả năng gây tổn thương cho hệ thần kinh, mô mềm, và mạch máu, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu kéo dài, rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ, và cảm giác hoa mắt.
Viêm động mạch thái dương
Còn được biết đến với tên viêm động mạch sọ, tình trạng này xảy ra khi các động mạch ở cả hai thái dương bị viêm, gây ra các triệu chứng như đau nhói và nặng ở đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ, sự thèm ăn hoặc mất cân nặng, và đau nhức cơ hàm khi nhai.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Đau ở xương hàm có thể lan sang cả hai thái dương, tạo ra áp lực thêm lên mặt và cổ. Các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:
- Cảm giác cứng cổ, hạn chế cử động hàm.
- Đau ở hàm, cổ và mặt khi nhai.
- Đau ở thái dương và tăng áp lực ở hai vị trí này.
- Đau mỗi khi mở hoặc đóng miệng.
- Nghiến răng cả khi ngủ và trong tình trạng tỉnh thức.
- Lệch khớp cắn.
Liên quan đến xoang
Viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang có thể tạo ra áp lực gây đau ở cả hai thái dương. Sự đau có thể lan rộng đến các vị trí khác như mắt, trán, hai gò má, và răng hàm trên, thường đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, tắc nghẽn mũi và chảy dịch mũi.
Ngoài ra, đau ở cả hai thái dương cũng có thể xuất phát từ:
- Tăng nhãn áp ở cả hai mắt;
- Tăng áp lực trong não;
- Xuất huyết não;
- Các vấn đề về răng miệng;
- Thiểu năng tuần hoàn máu trong não;
- Viêm màng não.
Các phương pháp điều trị đau đầu 2 bên thái dương
Điều trị đau đầu 2 bên thái dương:
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn sau khi được tư vấn y tế, bao gồm Paracetamol, Acetaminophen, và Alaxan.
- Đối với nguyên nhân nghiêm trọng hơn như viêm màng não, u não, cần phác đồ điều trị riêng biệt do bác sĩ chỉ định.
- Kết hợp với các phương pháp tự nhiên như thư giãn, nghỉ ngơi, uống đủ nước, và massage vùng thái dương để cải thiện tình trạng.
- Thực hiện các biện pháp cần thiết nếu đau đầu không giảm hoặc có biểu hiện đặc biệt, như đi khám ngay.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913