Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cơn đau mỏi cơ toàn thân
Tin Tức

Đau mỏi cơ toàn thân có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cơn đau mỏi cơ toàn thân. Nếu nguyên nhân chỉ là do hoạt động quá sức, tình trạng này sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và nhận tư vấn về phương pháp điều trị thích hợp.

Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cơn đau mỏi cơ toàn thân
Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cơn đau mỏi cơ toàn thân

Đau mỏi cơ toàn thân có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau mỏi toàn thân thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

Bệnh Lupus

Lupus là bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công chính các mô và cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng đau mỏi cơ thể là phổ biến, do viêm khớp và cơ gây ra cơn đau nhức khi cử động.

Viêm da cơ

Viêm da cơ gây đau nhức kèm theo nổi mẩn đỏ và xuất hiện vùng tím trên mí mắt. Các khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân và đầu gối cũng bị sưng. Đây là bệnh khó điều trị dứt điểm, người bệnh cần kết hợp thuốc và vật lý trị liệu.

Viêm đa cơ

Căn bệnh này chủ yếu liên quan đến rối loạn miễn dịch, ung thư hoặc nhiễm trùng, gây đau cơ ở các vùng như đùi, vai, cánh tay, cổ. Khi nặng, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thở và nuốt, cần khám và điều trị kịp thời.

Bệnh Lyme

Do vi khuẩn xâm nhập từ vết cắn của bọ chét, Lyme gây đau mỏi toàn thân, sốt, ớn lạnh, phát ban quanh vết cắn. Dù đã điều trị bằng kháng sinh, cơn đau có thể kéo dài.

Viêm cột sống dính khớp

Bệnh này gây viêm mạn tính ở các khớp, đặc biệt là cột sống, hông và đầu gối. Đau thường tập trung vào buổi sáng và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động nếu không được điều trị.

Các bệnh lý có triệu chứng đau mỏi cơ toàn thân
Các bệnh lý có triệu chứng đau mỏi cơ toàn thân

Sốt màng não miền núi

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, vi khuẩn R. rickettsii gây sốt màng não miền núi, với triệu chứng đau mỏi cơ thể, sốt, phát ban không ngứa. Cần điều trị kháng sinh kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Cúm và các bệnh nhiễm trùng khác

Cúm và các bệnh nhiễm trùng như Covid-19, HIV có thể gây đau mỏi toàn thân. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân tự khỏi sau một thời gian ngắn.

Suy giáp

Suy giáp khiến cơ thể không thể sản xuất đủ hormone, dẫn đến đau nhức khớp, trí nhớ kém, da khô và tóc thưa. Đây là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng.

Đau cơ xơ hóa

Đây là tình trạng đau mỏi cơ thể do vấn đề trong quá trình truyền tín hiệu đau từ các dây thần kinh. Cùng với đau nhức, người bệnh còn gặp rối loạn giấc ngủ và thay đổi tâm trạng. Vận động nhẹ nhàng và tập thể dục có thể giúp giảm triệu chứng.

Nếu có những triệu chứng đau mỏi cơ toàn thân kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các nguyên nhân khác gây đau mỏi cơ toàn thân

Ngoài các bệnh lý đã nêu, đau mỏi cơ toàn thân có thể do một số nguyên nhân khác gây ra, bao gồm:

Tác dụng phụ của thuốc Statin

Thuốc Statin, được sử dụng để kiểm soát mức Cholesterol, đôi khi có thể gây đau nhức cơ thể. Nếu triệu chứng này kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính thường xuyên cảm thấy uể oải và thiếu tập trung. Khi phải vận động thể chất hoặc căng thẳng tinh thần, triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Các dấu hiệu đi kèm bao gồm đau nhức cơ thể, khó ngủ, và suy giảm trí nhớ. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị triệt để cho hội chứng này.

Vấn đề liên quan đến lưu thông máu

Đau mỏi toàn thân, cùng với cơn đau ở cánh tay và chân, có thể là dấu hiệu của việc lưu thông máu đến các cơ bị giảm sút do tắc nghẽn mạch máu. Ban đầu, cơn đau có thể chỉ xuất hiện khi vận động thể dục, nhưng về sau, tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc khi vận động nhẹ.

Nếu cơ thể bạn thường xuyên bị đau nhức mà không rõ nguyên nhân, kèm theo các triệu chứng bất thường khác, tốt nhất bạn nên đi khám. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *