Viêm amidan cấp là bệnh lý khá phổ biến
Tin Tức

Phương pháp điều trị viêm amidan cấp và cách phòng tránh bệnh

Viêm amidan cấp là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm amidan cấp là bệnh lý khá phổ biến
Viêm amidan cấp là bệnh lý khá phổ biến

Tìm hiểu về viêm amidan cấp

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm amidan cấp là tình trạng viêm amidan do nhiễm vi khuẩn (như liên cầu beta tan huyết nhóm A, haemophilus influenzae, tụ cầu, xoắn khuẩn,…) hoặc virus (như cúm, sởi, ho gà,…). Bệnh thường kéo dài khoảng 2 tuần với các triệu chứng điển hình sau:

    • Người bệnh bị rét run kèm sốt từ 38 – 39 độ.
    • Hơi thở có mùi hôi và đau họng, cơn đau rõ rệt khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn uống.
    • Khó thở, có xu hướng thở bằng miệng và thở ngáy khi ngủ.
    • Nổi hạch ở cổ.
    • Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cơ thể khó chịu và cáu gắt.
    • Amidan sưng đỏ, có mảng trắng và mủ.
    • Viêm amidan cấp ở trẻ nhỏ có thể khiến trẻ bị sổ mũi, ho có đờm, thở khò khè,…

Các triệu chứng này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi cổ họng luôn có cảm giác đau, khó nuốt và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan cấp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp,…

Phương pháp điều trị viêm amidan cấp

Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây viêm amidan cấp để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu viêm do virus, điều trị chủ yếu là tăng cường đề kháng và chăm sóc hỗ trợ. Còn khi viêm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Cụ thể, viêm amidan cấp được điều trị như sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, không áp dụng cho viêm do virus. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm cơ tim,…

Lưu ý, theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, kháng sinh chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, và người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng cũng như thời gian sử dụng để đạt hiệu quả cao và tránh nguy cơ kháng thuốc. Tuyệt đối không tự ý dừng thuốc hoặc lạm dụng kháng sinh.

Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp phải theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp phải theo chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan không phải là phương pháp điều trị bắt buộc trong trường hợp viêm amidan cấp, mà chỉ áp dụng khi viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm. Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm amidan 7 lần trong một năm, 5 lần trong hai năm liên tiếp, hoặc 3 lần trong ba năm liên tiếp.

Ngoài ra, phẫu thuật cũng được áp dụng khi viêm amidan cấp gây biến chứng áp xe amidan. Cắt amidan sẽ giúp loại bỏ dịch mủ trong ổ áp xe, giảm đau và cải thiện tình trạng viêm.

Chăm sóc hỗ trợ

Đối với viêm amidan cấp do virus, chăm sóc hỗ trợ là cách giúp cải thiện triệu chứng mà không cần sử dụng kháng sinh. Một số biện pháp chăm sóc bao gồm:

    • Uống nhiều nước để giữ ẩm cho cổ họng. Có thể uống nước ép trái cây, nước dừa hoặc trà thảo dược để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống viêm.
    • Tránh ăn thực phẩm cứng, thay vào đó ưu tiên các món ăn mềm, loãng như cháo, canh, súp,…
    • Súc miệng với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để giảm đau rát họng và khử mùi hôi miệng.
    • Hạn chế nói nhiều, nói to, hoặc la hét, vì điều này có thể làm tăng kích ứng cổ họng.
    • Tăng độ ẩm trong không gian sống bằng máy phun sương hoặc thiết bị tạo độ ẩm, đặc biệt khi sử dụng điều hòa.
    • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, aspirin, hoặc kẹo ngậm trị viêm họng nếu có cảm giác đau họng.
    • Dùng thuốc xịt họng chứa benzydamine, phenol, dibucaine, benzocaine hoặc rượu benzyl để giảm sưng viêm.

Phòng ngừa viêm amidan cấp như thế nào?

Viêm amidan cấp dễ phát sinh khi gặp các yếu tố thuận lợi như thay đổi thời tiết đột ngột, ô nhiễm môi trường, cơ thể nhiễm lạnh, hay miễn dịch suy yếu. Để phòng ngừa, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

    • Tránh đến những nơi đông người, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
    • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, điều này có thể dẫn đến viêm họng, viêm amidan.
    • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở những nơi đông đúc hoặc nơi có nhiều khói bụi.
    • Rửa tay bằng nước sát khuẩn hoặc xà phòng sau khi ra ngoài, trước khi ăn, và sau mỗi lần đi vệ sinh.
    • Hạn chế đưa tay lên chạm vào mắt, mũi, miệng.
    • Vệ sinh miệng và họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
    • Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời tập thể dục hàng ngày.
    • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin như cúm, sởi, ho gà, và liên cầu khuẩn nhóm A.
    • Khi trẻ bị viêm amidan cấp, cha mẹ nên cho trẻ đi khám và điều trị cho đến khi khỏi hẳn, tránh cho trẻ đi học sớm để hạn chế lây lan bệnh.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *