Liên cầu khuẩn là một trong những tác nhân chính gây nhiễm trùng ở trẻ em, có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Các bệnh do vi khuẩn này gây ra thường tiến triển nhanh và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những bệnh lý liên quan đến liên cầu khuẩn và cách nhận biết, phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ dễ mắc bệnh do liên cầu khuẩn
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, liên cầu khuẩn là nhóm vi khuẩn gram dương có hình cầu, thường xuất hiện theo cặp, chuỗi hoặc cụm. Chúng phát triển nhanh chóng và có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở cả trẻ em và người lớn.
Ở trẻ nhỏ, các chủng liên cầu khuẩn phổ biến nhất gây bệnh gồm Streptococcus nhóm A, B cùng một số chủng khác. Vi khuẩn này chủ yếu lây lan qua giọt bắn từ người bệnh, tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng, cũng như qua bề mặt không được vệ sinh thường xuyên.
Những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ mắc bệnh do liên cầu khuẩn gồm:
- Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.
- Tiếp xúc trong môi trường học tập, vui chơi dễ lây nhiễm.
- Thời tiết lạnh, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Các bệnh do liên cầu phổ biến ở trẻ
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, trong đó vi khuẩn liên cầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng cấp. Bệnh khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng như:
- Hạch vùng cổ và dưới hàm sưng to, mềm.
- Đau họng dữ dội.
- Sốt cao trên 39°C.
- Đau khi nuốt.
- Họng đỏ, sưng.
- Xuất hiện mủ ở amidan.
Nếu không được điều trị sớm và tích cực, viêm họng liên cầu có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản, viêm phổi, suy tim,…

Nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, trẻ dễ bị nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn khi có vết thương hở, trầy xước hoặc mồ hôi tích tụ lâu ngày. Bệnh có thể gây ra các dạng tổn thương như:
- Chốc lở: Xuất hiện bọng nước hoặc tổn thương mụn mủ, vỡ ra tạo vảy tiết màu mật ong.
- Viêm quầng: Tổn thương da sáng bóng, có viền rõ rệt, kích thước tăng dần và gây đau.
- Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng sâu hơn trong da, dễ lan rộng do vi khuẩn tiết enzyme ly giải và độc tố, gây nóng đỏ rõ rệt.
Mỗi dạng tổn thương có triệu chứng khác nhau, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng, khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Hội chứng sốc nhiễm độc
Đây là biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng khi liên cầu khuẩn giải phóng độc tố làm tổn thương mô và cơ quan. Trẻ mắc hội chứng sốc nhiễm độc thường có các dấu hiệu:
- Sốt rất cao.
- Huyết áp tụt.
- Rối loạn chức năng nhiều cơ quan.
- Phát ban da lan rộng.
Các bệnh lý khác
Ngoài các bệnh trên, liên cầu khuẩn còn có thể gây ra nhiều tình trạng nhiễm trùng khác ở trẻ như:
- Nhiễm trùng tai giữa.
- Nhiễm trùng khớp.
- Viêm màng não (đặc biệt ở trẻ sơ sinh do Streptococcus nhóm B).
Triệu chứng nhận biết trẻ nhiễm liên cầu khuẩn
Để phát hiện sớm bệnh do liên cầu khuẩn gây ra ở trẻ, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau:
- Sốt cao đột ngột.
- Đau họng, nuốt khó.
- Xuất hiện phát ban trên da, chủ yếu ở cổ, ngực và cánh tay.
- Mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn.
- Hạch bạch huyết ở cổ sưng to.
Triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, do đó cần theo dõi sát để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Phòng ngừa liên cầu khuẩn ở trẻ như thế nào?
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh và khử trùng đồ dùng, giữ không gian sống thông thoáng, sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Tăng cường dinh dưỡng và miễn dịch: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, protein và chất béo lành mạnh. Khuyến khích trẻ vận động hàng ngày và uống đủ nước để tăng sức đề kháng.
- Khám sức khỏe định kỳ: Theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh. Nếu trẻ sốt cao, đau họng, phát ban,… cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913