Viêm phế quản cấp là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp
Tin Tức

Làm sao để sớm nhận biết sớm viêm phế quản cấp?

Viêm phế quản cấp là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và nhận biết kịp thời các triệu chứng khi bệnh xuất hiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện sớm dấu hiệu viêm phế quản cấp cũng như gợi ý những phương pháp điều trị hiệu quả.

Viêm phế quản cấp là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp
Viêm phế quản cấp là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp

Triệu chứng nhận biết viêm phế quản cấp

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm phế quản cấp là tình trạng viêm và sưng phù tại các ống dẫn khí chính trong phổi và các nhánh của nó. Khi các đường dẫn khí bị viêm, chúng sẽ thu hẹp lại, khiến luồng khí lưu thông khó khăn, từ đó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp, nhất là khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột.

Người mắc viêm phế quản cấp có thể gặp một số biểu hiện đặc trưng sau:

    • Ho: Thường là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm, đờm có thể màu trắng, vàng hoặc xanh tùy mức độ viêm nhiễm.
    • Khó thở, đau tức ngực: Cảm giác nặng ngực và khó thở thường đi kèm khi cơn ho kéo dài, dữ dội.
    • Cơ thể mệt mỏi: Do cơ thể phải chống lại tác nhân gây bệnh, người bệnh có thể cảm thấy kiệt sức, uể oải.
    • Sốt: Có thể sốt nhẹ đến vừa, đôi khi kèm theo ớn lạnh.
    • Thở rít, thở khò khè: Biểu hiện này thường gặp ở những trường hợp nặng, đặc biệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp do virus, vi khuẩn, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc viêm phế quản cấp, bao gồm:

    • Thời tiết thay đổi thất thường: Đặc biệt khi chuyển mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi khiến đường hô hấp dễ bị kích ứng và nhiễm bệnh.
    • Khói thuốc lá: Không chỉ người hút thuốc mà cả người hít phải khói thuốc thụ động cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh hô hấp, trong đó có viêm phế quản.
    • Hệ miễn dịch yếu: Những người có sức đề kháng kém, chẳng hạn như người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, hoặc vừa trải qua điều trị dài ngày, rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.
    • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, vì vậy dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là trong môi trường ô nhiễm hoặc chăm sóc không đúng cách.
    • Người có cơ địa dị ứng hoặc hen suyễn: Đây là nhóm dễ bị kích ứng đường thở, làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp mỗi khi tiếp xúc với tác nhân như khói bụi, lông động vật, nấm mốc,…

Phương pháp điều trị viêm phế quản cấp

Người bệnh viêm phế quản cấp thường được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh viêm phế quản cấp thường được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, hiện nay, phần lớn bệnh nhân bị viêm phế quản cấp được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, hai nhóm thuốc chính được sử dụng gồm thuốc điều trị triệu chứng và thuốc kháng sinh (nếu cần thiết).

Thuốc điều trị triệu chứng

Người bệnh thường được dùng acetaminophen (paracetamol) để hạ sốt, giảm đau, kết hợp với việc bổ sung đủ nước để duy trì thể trạng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc như:

    • Thuốc giảm ho: Chỉ sử dụng khi ho quá nhiều, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc sinh hoạt. Việc lạm dụng có thể gây phản tác dụng.
    • Thuốc giãn phế quản dạng hít: Áp dụng cho trường hợp thở khò khè, tuy nhiên cần thận trọng vì có thể gây run tay, hồi hộp.
    • Thuốc tiêu đờm: Giúp làm loãng đờm để dễ khạc ra ngoài, hỗ trợ thông thoáng đường thở.

Thuốc kháng sinh

Do phần lớn nguyên nhân gây viêm phế quản cấp là virus, nên kháng sinh chỉ được kê đơn khi bác sĩ nghi ngờ có bội nhiễm vi khuẩn hoặc người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao. Kháng sinh cần được dùng đúng liều, đúng thời gian để tránh kháng thuốc và tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp hỗ trợ tại nhà

Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên như:

    • Súc họng bằng nước muối sinh lý.
    • Uống nước chanh mật ong giúp làm dịu cổ họng, giảm ho.
    • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý.

Tóm lại, viêm phế quản cấp là bệnh lý thường gặp nhưng không nên chủ quan. Khi xuất hiện các dấu hiệu như ho kéo dài, sốt, khó thở, hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *