Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp thường gặp
Tin Tức

Viêm phổi có lây không? Hướng dẫn phòng bệnh an toàn

Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp thường gặp, dễ ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Vậy bệnh viêm phổi có lây không? Làm sao để phòng ngừa hiệu quả?

Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp thường gặp
Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp thường gặp

Bệnh viêm phổi có lây không?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, gây ra các triệu chứng như sốt cao, ho có đờm, và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Những người mắc viêm phổi và có sức đề kháng yếu thường có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Về câu hỏi “bệnh viêm phổi có lây không?”, câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, việc lây nhiễm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các loại viêm phổi có thể lây nhiễm và các loại không lây nhiễm:

Các trường hợp viêm phổi có thể lây nhiễm:

    • Viêm phổi do vi khuẩn: Đây là loại viêm phổi phổ biến, chủ yếu do các vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycobacterium tuberculosis, Staphylococcus aureus, v.v. Viêm phổi do vi khuẩn thường chỉ ảnh hưởng đến một thùy phổi, nhưng nếu không điều trị, viêm có thể lan rộng, gây ra mủ màng phổi, xẹp phổi, áp xe phổi, và có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp hoặc sốc nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như ho có đờm, ho ra máu, khó thở, đau ngực và vã mồ hôi, thậm chí lơ mơ, tím môi, và tím đầu chi khi bệnh tiến triển.
    • Viêm phổi do virus: Một số virus gây viêm phổi, như virus cúm, virus hợp bào hô hấp (thường gây viêm phổi ở trẻ em), virus SARS-CoV-2, virus Rhino, và virus Adeno. Triệu chứng của viêm phổi do virus tương tự viêm phổi do vi khuẩn, với sốt cao, ho nhiều, khó thở, và đau ngực. Chẩn đoán thường dựa vào xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, và các xét nghiệm cần thiết khác.

Các loại viêm phổi không lây nhiễm:

    • Viêm phổi do nấm: Đây là viêm phổi do hít phải bào tử nấm, không lây nhiễm. Những người có nguy cơ cao bị bệnh gồm người làm việc trong lĩnh vực tạo cảnh quan, làm vườn, và nông dân.
    • Viêm phổi do hóa chất: Đây là loại viêm phổi hiếm gặp, do tiếp xúc với các hóa chất độc hại ở dạng lỏng, hơi, hoặc rắn. Những hóa chất này không chỉ gây viêm phổi mà còn có thể tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Triệu chứng và phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại hóa chất đã tiếp xúc.

Viêm phổi lây nhiễm qua đường nào?

Viêm phổi có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp qua đương hô hấp
Viêm phổi có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp qua đương hô hấp

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, ngoài câu hỏi “bệnh viêm phổi có lây không”, nhiều bệnh nhân còn thắc mắc về cách thức lây truyền của bệnh. Theo các chuyên gia, viêm phổi có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường hô hấp, cụ thể như sau:

Lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp

Các virus và vi khuẩn gây viêm phổi có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp khi:

    • Trò chuyện trực tiếp với người bệnh ở khoảng cách gần.
    • Người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Lây truyền gián tiếp

Việc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh hoặc vô tình tiếp xúc với các vật dụng có chứa virus từ người bệnh cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm. Các vi khuẩn, virus gây viêm phổi có thể tồn tại trên các đồ vật trong vài giờ.

Phương pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm phổi

Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm viêm phổi, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp sau:

Đảm bảo vệ sinh cá nhân

Để ngăn ngừa lây nhiễm, bạn nên:

    • Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
    • Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
    • Tránh tiếp xúc gần với người mắc viêm phổi. Nếu cần, hãy giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.
    • Không dùng chung đồ hoặc ăn chung với người bệnh.

Xây dựng lối sống khoa học

Lối sống là yếu tố quan trọng trong việc phòng tránh viêm phổi và nhiều bệnh lý khác. Bạn nên:

    • Ăn uống đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất, ưu tiên rau xanh, trái cây, hạt, cá, và uống đủ nước.
    • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, và sử dụng bia rượu.
    • Thường xuyên vận động thể chất, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
    • Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái.

Giữ ấm cơ thể

Trong điều kiện thời tiết lạnh, cần áp dụng các biện pháp giữ ấm để phòng ngừa viêm phổi, như mặc quần áo ấm, hạn chế hoạt động ngoài trời, và không tắm nước lạnh.

Khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe hô hấp thường xuyên giúp phát hiện sớm các bất thường và yếu tố nguy cơ. Bác sĩ có thể lên kế hoạch điều trị kịp thời và phòng ngừa biến chứng.

Tiêm phòng bệnh

Mọi người nên chủ động tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi, những đối tượng có hệ miễn dịch yếu.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *