Từ thảm án Y khoa chạy thận ở Hòa Bình cho thấy bất cứ Bác sĩ nào cũng có thể đi tù hay chịu án treo lơ lửng trên đầu khi không may xảy ra “tai nạn nghề nghiệp”.
- Hành hung bác sĩ chỉ lên án rồi mọi việc trôi vào quên lãng
- Tăng giá dịch vụ Y tế người dân có thẻ BHYT hưởng lợi trực…
- Điều dưỡng viên phải lấy người bệnh làm trung tâm chăm sóc
Bất cứ Bác sĩ nào cũng có thể đi tù do tai nạn nghề nghiệp
Ai cũng có thể gặp tai nạn như Bác sĩ Lương
Vụ 8 bệnh nhân chạy thận ở Hòa Bình bị chết không còn được gọi sự cố, tai biến y khoa nữa mà là “thảm án Y khoa” khi một loạt các bệnh nhân chạy thận đều bị nguy hiểm đến tính mạng. Các Bác sĩ đã nỗ lực hết mình để cứu sống bệnh nhân nhưng 8 người đã ra đi mãi mãi để lại nỗi đau xót lớn cho gia đình người bệnh và chính những Bác sĩ trực tiếp điều trị.
Tin tức y tế đưa tin, Bác sĩ Hoàng Công Lương đã bị đưa ra xét xử sau vụ thảm án y khoa này cùng với 2 bị cáo khác. Trước phiên tòa sơ thẩm lần 1 vào ngày 7/5 nhưng đã bị tạm hoãn có hơn 15.400 bác sĩ và nhân viên y tế gửi chữ ký đồng thuận ủng hộ cho bác sĩ Lương. Hàng chục bác sĩ khác đã không quản ngại đường sá xa xôi, có người ngồi tàu suốt đêm và đi thêm gần 100km nữa tới ủng hộ bác sĩ Lương tại phiên tòa. Vụ xét xử Bác sĩ Hoàng Công Lương trong thảm án này đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của dư luận, báo giới. Rất nhiều người đã đi hàng trăm kilomet, vận động chữ kí không mệt mỏi để ủng hộ đồng nghiệp đang phải đứng trước vành móng ngựa.
Từng công tác tại bệnh viện Xanh Pôn Bác sĩ Nguyễn thị Bích Nguyệt cho biết bản thân mình cũng có thể gặp “tai nạn nghề nghiệp” như Bác sĩ Lương bất cứ lúc nào. Bất cứ Bác sĩ nào cũng phải đi tù nếu đặt trong trường hợp của Bác sĩ Lương khi xảy ra thảm án. Được biết “Bác sĩ Lương phải ra tòa do lập luận của cơ quan pháp luật là do bác sĩ đã ra y lệnh chạy máy lọc thận”. Nếu Bác sĩ không đưa ra y lệnh sẽ không gây nên cái chết cho 8 bệnh nhân. Tuy nhiên ở trường hợp của Bác sĩ Lương cho dù có đưa ra y lệnh chạy thận hay không bệnh nhân vẫn bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo kết quả kiểm nghiệm cho thấy vụ thảm án xảy ra do chất lượng nước RO không đảm bảo, tồn dư hóa chất quá liều lượng cho phép. Trong khi Bác sĩ Lương không có chuyên môn, thiết bị để kiểm tra chất lượng nước, việc kết tội Bác sĩ do đưa ra y lệnh điều trị là không hợp lý. Nếu Bác sĩ Lương bị đi tù sẽ còn hàng nghìn Bác sĩ đang ngày đêm làm việc điều trị cho bệnh nhân bị chịu án “tù treo” trên đầu, nơm nớp lo sợ không biết bao giờ đến lượt mình.
Bác sĩ Chu Hoài Sơn công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết: Bác sĩ đưa ra y lệnh điều trị nhưng tai biến do chất lượng máy móc, thuốc nằm ngoài chuyên môn Bác sĩ mà phải chịu hết thì sẽ chẳng còn ai dám làm việc cũng như đưa ra y lệnh chữa trị bệnh. Đã có rất nhiều Bác sĩ chuyên môn, đồng nghiệp ủng hộ Bác sĩ Lương khi anh đã bị buộc tội, tạm giam và nguy cơ đi tù cao bởi một lỗi không phải chuyên môn, nhiệm vụ của mình. Họ lo ngại rồi một ngày họ sẽ gặp trường hợp tai nạn tương tự như Bác sĩ Lương.
Nếu bác sĩ Lương đi tù, bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể có lúc phải ra tòa, những người đồng nghiệp đang ký tên ủng hộ anh, đã đến tòa án động viên anh chính vì họ lo ngại có lúc họ sẽ gặp một tai nạn tương tự bác sĩ Lương.
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM năm 2018
Bác sĩ lo lắng khi phải chịu trách nhiệm ngoài chuyên môn
Từ trường hợp của Bác sĩ Lương dấy lên nỗi hoang mang lo lắng cho giới Bác sĩ bởi ngoài phụ trách chuyên môn chính họ còn phải chịu thêm trách nhiệm về chất lượng thuốc, thiết bị, máy móc, nước… ở bệnh viện trong khi họ không có chuyên môn để giám sát, kiểm tra các thiết bị, vật tư có đảm bảo hay không.
Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng dạy cao đẳng Dược TPHCM cho biết trong quy chế bệnh viện có quy định về trách nhiệm của các Bác sĩ nhưng lại chưa rõ ràng, cụ thể dù đã có luật khám chữa bệnh. Bác sĩ gặp khó khăn rắc rối khi họ muốn đấu tranh cho việc thiếu quy trình, quy chẩn, phân công trách nhiệm mỗi bộ phận trong bệnh viện. Ngoài việc thăm khám chữa bệnh cho hàng trăm bệnh nhân đảm nhiệm thêm ti tỉ thứ việc họ phải lo học võ để tự vệ bản thân, lại hoang mang, bối rối thêm về chức trách của mình.
Trong vụ thảm án Y khoa chạy thận ở Hòa Bình có nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, vai trò của giám đốc bệnh viện Đa khoa Hòa Bình tại thời điểm xảy ra vụ tai biến vắng mặt, không lộ diện. Vấn đề về chi phí thuê máy chạy thận tại bệnh viện đắt gấp 2 lần so với viện Bạch Mai, đồng thời làm rõ hợp đồng bảo trì kí kết với công ty Thiên Sơn nhưng công ty Trâm Anh trực tiếp thực hiện bảo trì… Nếu không thể làm rõ đã vội vàng kết tội đổ lỗi cho Bác sĩ thực hiện y lệnh thì bất cứ một vị Bác sĩ nào cũng có thể bị đi tù.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913