Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể
Tin Tức

Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần nhận biết sớm

Sắt là khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo máu. Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Các bác sĩ cho biết, một số dấu hiệu thiếu sắt có thể nhận biết bằng mắt thường, việc nhận biết sớm giúp bạn có thể chủ động bổ sung sắt khi cần thiết.

Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể
Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể

Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu sắt

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược, biểu hiện của thiếu sắt đối với cơ thể con người có thể khác nhau tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể nhận biết dấu hiệu thiếu sắt qua các đặc điểm sau:

Sự thay đổi ở móng tay, chân và tóc:

Thiếu sắt có thể khiến móng tay, chân trở nên giòn, dễ gãy, mứt hoặc bị tách lớp. Tóc có thể trở nên khô hơn, rụng nhiều, dễ gãy và xơ xác.

Thay đổi màu sắc của da:

Da có thể trở nên tái hoặc xanh xao, nhợt nhạt do thiếu sắt làm giảm sản xuất huyết sắc tố, làm mất đi sắc tố hồng hào, làm da không sáng và khỏe mạnh như bình thường.

Sự nhợt nhạt của các bộ phận như gương mặt, đôi môi, nướu, móng tay: Đây là các bộ phận dễ nhận thấy sự thay đổi màu sắc do thiếu sắt.

Thay đổi nhịp tim và nhịp thở:

Thiếu sắt gây ra khó khăn trong việc cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể, dẫn đến cảm giác khó thở, đòi hỏi tim phải đập nhanh hơn để cung cấp oxy đến các cơ quan.

Các triệu chứng như đau đầu hoặc mệt mỏi: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, và mệt mỏi thường là các biểu hiện phổ biến của thiếu sắt do não bộ không nhận đủ oxy và các bộ phận cơ thể khác trở nên mệt mỏi.

Thiếu sắt có thể gây khó thở
Thiếu sắt có thể gây khó thở

Biểu hiện không bình thường ở miệng và chân:

    • Biểu hiện ở miệng: Khi quan sát miệng, nếu thấy lưỡi màu nhạt hoặc có dấu hiệu viêm, sưng, có thể là dấu hiệu của thiếu sắt. Bên ngoài, điều này thường đi kèm với tình trạng miệng khô, môi khô và nứt nẻ, đặc biệt là ở khóe miệng.
    • Hội chứng chân bồn chồn: Thiếu sắt có thể gây ra trạng thái bồn chồn, cảm giác không yên ổn, thường được gọi là hội chứng chân bồn chồn. Điều này thường dễ nhận biết hơn vào ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi, khi chân trở nên ngứa ngáy, khó chịu, gây khó khăn trong việc đạt giấc ngủ.

Theo thông tin từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, tỷ lệ người mắc thiếu sắt có thể trải qua hiện tượng này lên đến 25%, và các triệu chứng thường trở nên nặng hơn theo mức độ thiếu.

Các dấu hiệu khác:

    • Tay chân lạnh: Do thiếu oxy tới các chi.
    • Dễ bị nhiễm trùng: Sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn khi thiếu sắt.
    • Thèm đồ ăn lạ: Thiếu sắt có thể làm cho cơ thể thèm ăn đá hoặc các loại thực phẩm lạ.

Có thể phòng ngừa thiếu sắt được không?

Khi cơ thể thiếu sắt trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, do đó, việc phòng ngừa thiếu sắt là điều cần thiết.

Tuy nhiên, để xác định chính xác liệu cơ thể có đang thiếu sắt hay không, việc tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa là cần thiết để đánh giá mức độ và lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Ở mức độ nhẹ, việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày cùng việc sử dụng viên sắt có thể đủ để cải thiện tình trạng. Các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, lợn, cừu, gan, cua đồng, trai, ốc, sò, bí ngô, rau bina… nên được ưu tiên trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Đối với mẹ bầu có nguy cơ thiếu sắt, việc sử dụng viên sắt và axit folic là cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho mẹ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp thiếu sắt nặng dẫn đến thiếu máu, có thể cần phải truyền máu để nhanh chóng khắc phục tình trạng nguy hiểm cho cơ thể.

Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt cho cơ thể là trước khi ăn sáng và việc này sẽ được hấp thụ tốt nhất khi kết hợp với thức uống giàu vitamin C, như nước cam. Ngược lại, việc uống sắt cùng canxi, trà, cà phê có thể làm giảm khả năng hấp thụ hoặc làm mất tác dụng.

Vì vậy, sắt là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong mọi hoạt động hàng ngày. Khi xuất hiện dấu hiệu thiếu sắt, việc kiểm tra và điều trị kịp thời dưới sự hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Hơn nữa, việc ưu tiên các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày cũng cần được chú ý.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *