Vảy nến da đầu là tình trạng da đầu xuất hiện các mảng đỏ và lớp vảy trắng
Tin Tức

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu là tình trạng da đầu xuất hiện các mảng đỏ và lớp vảy trắng. Đây là một bệnh viêm mạn tính với nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và sự tự tin của người mắc.

Vảy nến da đầu là tình trạng da đầu xuất hiện các mảng đỏ và lớp vảy trắng
Vảy nến da đầu là tình trạng da đầu xuất hiện các mảng đỏ và lớp vảy trắng

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh gì?

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, bệnh vảy nến da đầu xảy ra khi tế bào da rối loạn, dẫn đến sự hình thành các mảng vảy đỏ. Tình trạng này có thể chỉ xuất hiện ở một vài khu vực nhưng cũng có thể lan rộng ra toàn bộ da đầu, sau gáy, trên trán, sau vành tai hoặc bên trong tai.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của tình trạng này là sự bất thường trong hệ miễn dịch, khiến các tế bào da tăng sinh nhanh chóng và tích tụ thành các mảng bám bong tróc trên da đầu.

Ở giai đoạn nhẹ, vảy nến da đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu bệnh nặng, các mảng bám có thể dày lên và vỡ, gây ngứa, khó chịu, mất ngủ, nhiễm trùng da, hoặc rụng tóc do gãi nhiều, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân nào hình thành vảy nến da đầu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến da đầu, bao gồm:

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc vảy nến da đầu, như cha mẹ hoặc anh chị em, nguy cơ thế hệ sau cũng bị mắc bệnh là khá cao.

Rối loạn hệ miễn dịch: Vảy nến da đầu có liên quan mật thiết đến các tế bào lympho T, một phần của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch hoạt động không bình thường, tế bào lympho T có thể nhầm lẫn các tế bào da bình thường là tác nhân gây hại, dẫn đến viêm da mạn tính.

Nguyên nhân khác:

    • Viêm da, viêm họng, nhiễm khuẩn tiêu hóa, hoặc nhiễm HIV.
    • Sang chấn hoặc chấn thương da đầu.
    • Lo âu, căng thẳng kéo dài.
    • Tác dụng phụ của một số thuốc như lithium, tetracycline, thuốc điều trị sốt rét, hoặc corticoid.
    • Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin D.
    • Nghiện rượu hoặc thuốc lá lâu năm.

Những yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể gây ra bệnh vảy nến da đầu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Bệnh vảy nến da đầu có những dấu hiệu gì?

Dấu hiệu nhận biết vảy nến da đầu
Dấu hiệu nhận biết vảy nến da đầu

Cô Nguyễn Thị Thắm – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dưới đây là các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu, từ nhẹ đến nặng:

    • Mảng đỏ trên da đầu: Xuất hiện các mảng đỏ tươi, có thể hình tròn hoặc đa cung, nổi bật hơn so với vùng da xung quanh.
    • Đặc điểm của mảng đỏ: Các mảng đỏ có kích thước từ vài milimet đến vài centimet, với nhiều vảy trắng dễ bong tróc và bể vụn. Mảng có thể lan qua đường chân tóc xuống gáy, trán hoặc sau tai, gây cảm giác ngứa ngáy, mặc dù đôi khi không có triệu chứng rõ ràng khác.
    • Vết thương hoặc cọ xát: Các vết thương hoặc cọ xát do gãi có thể làm xuất hiện thêm các mảng vảy nến.
    • Rụng tóc: Bệnh nhân có thể gặp tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời, tóc có thể mọc lại.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm, nhằm ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống.

Điều trị vảy nến da đầu như thế nào?

Điều trị tại nhà

Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm điều trị vảy nến da đầu như kem, gel, dầu gội, dầu, và thuốc mỡ với thành phần chính là than đá (Coal tar) hoặc axit salicylic.

Đối với vảy nến da đầu nặng, có thể cần dùng thuốc kê đơn như:

    • Thuốc kháng sinh chống nấm và vi khuẩn
    • Tazarotene (dẫn xuất vitamin A)
    • Anthralin
    • Calcipotriene (dẫn xuất vitamin D)
    • Kết hợp Calcipotriene với betamethasone dipropionate (steroid mạnh)
    • Steroid tại chỗ

Những thuốc này cần theo chỉ định bác sĩ. Sau điều trị, duy trì vệ sinh da đầu và tiếp tục dùng sản phẩm dưỡng theo hướng dẫn để phòng ngừa tái phát.

Điều trị tại viện

Tiêm steroid trực tiếp vào vùng da tổn thương là phương pháp điều trị vảy nến da đầu nhẹ. Nếu không hiệu quả, có thể dùng liệu pháp quang trị liệu.

Với vảy nến mức độ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, như Methotrexate, Cyclosporine, dẫn xuất vitamin A, hoặc Corticosteroid. Các thuốc này cần giám sát cẩn thận vì nguy cơ tác dụng phụ.

Gần đây, FDA đã phê duyệt một số thuốc sinh học mới, giúp ngăn chặn tăng sinh tế bào da đầu, bao gồm

    • Etanercept (Enbrel)
    • Adalimumab (Humira)
    • Infliximab (Remicade)
    • Secukinumab (Cosentyx)
    • Guselkumab (Tremfya)
    • Ustekinumab (Stelara)
    • Ixekizumab (Talz)

Điều trị vảy nến da đầu chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát, việc chữa dứt điểm hoàn toàn là không hề dễ dàng.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *