Lá Mơ lông ngoài việc được sử dụng làm rau ăn trong các bữa cơm hằng ngày ở nước ta còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như tiêu chảy, kiết lỵ, ăn không tiêu, đau dạ dày,…
- Tâm sen và những công dụng đối với sức khỏe
- Quả dâu tằm – Thần dược chữa bệnh quan trọng từ thiên nhiên
- Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Thảo quyết minh
Lá Mơ lông không chỉ làm rau ăn còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý hiệu quả
Cây mơ lông có đặc điểm thực vật như thế nào?
Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Cây Mơ lông có một số đặc điểm thực vật sau:
– Mơ lông thuộc dạng thân leo bằng cách sử dụng chính thân của mình để leo lên cây khác, hàng rào.
– Lá thường hình trứng có 2 lá đối xứng nhau, loại Mơ tam thể có màu tím đậm ở mặt dưới.
– Hoa thường mọc ở kẽ lá tạo thành cụm hoa xim, hoa nhỏ màu tím nhạt.
– Quả dẹt có màu nâu bóng.
– Toàn cây có mùi đặc trưng khó ngửi và có lông tơ mềm.
Cây mọc hoang ở các tỉnh trên khắp cả nước.
Cây Mơ lông thường chỉ sử dụng lá để làm thuốc. Có thể sử dụng lá tươi để chế biến các món ăn, hoặc phơi khô sắc uống.
Thành phần hóa học nào có trong lá Mơ lông?
Thành phần hóa học chính trong lá Mơ lông là các iridiod glycosid như: asperulosid, paederosid, paederin, scandosid, …. Các alkaloid, steroid và triterpen ( sitosterol, stigmasterol, acid ursolic,…),…
Tinh dầu chứa chủ yếu là linalol, geraniol, …
Ngoài ra còn có các acid béo, vitamin C, caroten, các hydrocarbon và đặc biệt có các dẫn chất lưu huỳnh như dimetyl sulfid tạo mùi đặc biệt cho cây.
Lá mơ lông chữa các bệnh về đường tiêu hoá rất hiệu quả
Lá Mơ lông có những tác dụng chữa bệnh nào?
Lá Mơ lông (hay còn gọi là lá mơ hay lá cây mơ) là một loại cây thảo mọc hoang dại có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Lá của cây mơ lông có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, vì vậy đã được sử dụng để chữa bệnh trong y học dân tộc và y học cổ truyền. Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của lá Mơ lông được các Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp gồm:
– Cầm tiêu chảy: lá Mơ lông có tác dụng làm giảm nhu động ruột làm giảm các co thắt ở cơ trơn ruột nên được dùng để cầm tiêu chảy.
– Kháng khuẩn: lá Mơ lông có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn như lỵ, một số loại giun như giun kim, giun đũa.
– Kháng viêm: lá Mơ lông làm giảm tác dụng của các chất trung gian hóa học gây ra viêm như histamin, làm giảm các tổn thương ở viêm xương khớp, hạn chế quá trình thoái hóa các sụn khớp.
– Chống oxy hóa: thành phần vitamin C ở trong lá Mơ lông giúp chống lại các tại hại của gốc tự do, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
– Bảo vệ gan: nghiên cứu cho thấy dịch chiết cồn của lá Mơ lông có tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ phục hồi chức năng gan, hạn chế mắc các bệnh lý ở gan.
Ngoài ra lá Mơ lông còn được có tác dụng trong điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ, chữa viêm dạ dày, một số bệnh lý ngoài da do đậu mùa, herpes gây ra,…
Lá mơ lông kết hợp với lòng đỏ trứng gà điều trị lỵ amip rất hiệu quả
Một số bài thuốc từ lá Mơ lông
– Bài thuốc điều trị lỵ amip: sử dụng lòng đỏ trứng gà trộn cùng lá mơ lông khoảng 30g đã cắt nhỏ. Mang đi hấp hoặc nướng hoặc chiên. Ăn liên tục trong khoảng 1 tuần, ngày 2 lần đi xét nghiệm không còn lỵ thì dừng. Đối với lỵ trực khuẩn có thể làm tương tự.
– Bài thuốc điều trị đau dạ dày: rửa sạch, giã nát khoảng 30g lá Mơ lông, chắt lấy nước uống hằng ngày đến khi đỡ. Có thể sử dụng cùng với Cam thảo, lá khôi, bồ công anh để sắc uống.
– Bài thuốc điều trị chứng tiêu chảy do nhiệt (nóng): sử dụng lá mơ khoảng 16g cùng với nụ sim 8g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.
– Bài thuốc điều trị giun kim, giun đũa: lá mơ ăn sống hoặc giã nát chắt lấy nước uống. Có thể thêm một ít muối vào.
– Chữa ăn không tiêu, bụng đầy trướng, sôi bụng: lá mơ lông tươi ăn kèm cùng với muối, các loại đồ ăn khác như thịt, cá, trứng trong các bữa cơm hằng ngày.
– Bài thuốc chữa phong thấp, xương khớp đau nhức: sử dụng thân và lá Mơ lông, phơi khô, sắc với nước uống ngày 3 lần trong khoảng 10-15 ngày, hoặc có thể ngâm với rượu khoảng 5 ngày sau đó xoa bóp lên vùng đau nhức giúp giảm đau, giảm viêm.
– Bài thuốc điều trị các bệnh lý ngoài da do herpes, đậu mùa, ghẻ, mụn, chàm, giời leo: giã nát lá Mơ lông, chắt lấy nước bôi lên vùng bị tổn thương. Làm liên tục 3-5 ngày, mỗi ngày khoảng 3-4 lần.
– Bài thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ: sử dụng lá Mơ lông bằm nhỏ với thịt lơn, thịt bò hoặc cá, làm viên chiên hoặc nướng, hấp cho bé ăn.
– Bài thuốc trị co giật: sử dụng khoảng 50g lá Mơ lông, giã nát thêm ít muối chắt lấy nước uống hằng ngày hoặc uống trước bữa ăn tối có tác dụng hạn chế sự xuất hiện cơn co giật trong trường hợp bệnh nhân bị co giật thường xuyên.
Tóm lại, theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Lá Mơ lông được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý thường gặp như viêm dạ dày, tiêu chảy, ăn không tiêu, đau nhức xương khớp,… Tuy nhiên trước khi sử dụng lá Mơ lông cần đọc kĩ hướng dẫn và có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia y tế.
Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913