Đường ruột yếu là vấn đề thường xuyên gặp liên quan đến tiêu hóa
Tin Tức

Cách cải thiện sức khỏe cho đường ruột yếu

Đường ruột yếu là vấn đề được quan tâm rộng rãi, đặc biệt là đối với những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa. Việc nhận biết dấu hiệu, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học cùng việc điều trị tích cực sẽ góp phần trong việc phục hồi và tăng cường sức khỏe cho đường ruột của bạn.

Đường ruột yếu là vấn đề thường xuyên gặp liên quan đến tiêu hóa
Đường ruột yếu là vấn đề thường xuyên gặp liên quan đến tiêu hóa

Dấu hiệu nhận biết đường ruột yếu

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đường ruột yếu có những dấu hiệu dễ phát hiện, nhưng đôi khi có thể nhầm lẫn với vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể:

    • Khó chịu ở bụng: Đầy bụng, chướng bụng thường xuyên có thể là dấu hiệu của đường ruột không khỏe mạnh. Sự mất cân bằng vi sinh vật ruột gây khó tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa.
    • Thèm ăn, đặc biệt là ngọt: Người đường ruột yếu thường thèm ăn đồ ngọt. Việc tiêu thụ đồ ngọt có thể làm giảm vi khuẩn có lợi, gây thèm ăn.
    • Thay đổi cân nặng: Biến đổi cân nặng không đáng có, không liên quan đến lối sống hoặc chế độ ăn uống có thể do đường ruột yếu.
    • Rối loạn giấc ngủ: Đường ruột không khỏe có thể gây rối loạn giấc ngủ. Hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ được sản xuất trong đường ruột, dẫn đến mất ngủ và mệt mỏi.
    • Thay đổi tâm trạng: Đường ruột yếu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng như căng thẳng, lo lắng, và áp lực.
    • Dễ bị dị ứng: Đường ruột yếu tăng nguy cơ dị ứng, bao gồm dị ứng hô hấp và da.
    • Khó tiêu thụ thực phẩm: Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, hoặc cảm giác đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy, dù đã ăn đủ chất lượng, có thể do vi khuẩn ruột hoạt động kém.

Làm thế nào để cải thiện đường ruột yếu

Tình trạng đường ruột yếu hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua các biện pháp dưới đây:

Chế độ ăn uống:

Ăn chín, uống nước sôi và nhai thức ăn kỹ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ các vấn đề đường ruột.

Uống nước đủ lượng:

Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để bảo vệ niêm mạc ruột và cân bằng vi sinh vật trong đường ruột.

Giấc ngủ và tâm trạng:

Đảm bảo ngủ đủ giấc và tâm trạng tích cực có thể cải thiện sức khỏe đường ruột
Đảm bảo ngủ đủ giấc và tâm trạng tích cực có thể cải thiện sức khỏe đường ruột

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đảm bảo ngủ đủ giấc và duy trì tâm trạng tích cực, vui vẻ. Sức khỏe của đường ruột liên quan chặt chẽ đến hormone và giấc ngủ.

Bổ sung prebiotic và probiotic:

Thêm prebiotic hoặc probiotic vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột và ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa.

Chế độ ăn uống cân đối:

Hạn chế đường và tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau củ và trái cây. Điều này cung cấp chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa và cung cấp vitamin, khoáng chất cho sức khỏe tổng thể.

Tránh thuốc lá:

Xóa bỏ thói quen hút thuốc lá vì nó có thể gây rối loạn hệ vi sinh vật ruột và gây tổn thương nghiêm trọng cho nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các loại thực phẩm giúp cải thiện đường ruột yếu

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đường ruột. Vậy thì, để cải thiện đường ruột yếu, bạn nên ăn những thực phẩm nào?

Thực phẩm lên men:

Sữa chua, phô mai, kim chi, dưa cải muối… những thực phẩm này cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giúp tăng cường sức đề kháng của ruột và duy trì sức khỏe của nó.

Thực phẩm giàu chất xơ:

Rau củ, đậu, hạt và trái cây có mặt chất xơ giúp phòng ngừa tăng đường huyết và kích thích hoạt động của ruột, hỗ trợ ngăn chặn tình trạng táo bón.

Protein nhẹ, ít chất béo:

Thực phẩm giàu protein như thịt nạc và ít chất béo có thể hỗ trợ người có đường ruột nhạy cảm hoặc mắc hội chứng ruột kích thích. Việc này giúp tránh được rối loạn tiêu hóa và giữ cho đường ruột ổn định hơn.

Khi nào cần đi khám đường ruột yếu?

Nếu bạn đã thử những cách cải thiện đường ruột yếu như đã nêu mà vẫn gặp phải các vấn đề tiêu hóa thường xuyên, việc đi khám bác sĩ là cần thiết. Đặc biệt, bạn nên đi khám ngay khi gặp các dấu hiệu sau đây:

    • Đau bụng cấp tính: Cảm giác đau quặn, đau thắt kèm theo buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao…
    • Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên:
    • Thay đổi đột ngột về cảm giác ăn uống: Chán ăn, khó nuốt, cảm giác no dù ăn ít.
    • Các vấn đề liên quan đến dạ dày và thực quản: Đầy hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát ở vùng cổ họng.
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
    • Khó chịu sau khi ăn nhất định loại thực phẩm: Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy sau khi tiếp xúc với một số loại thực phẩm cụ thể.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *