Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Do đó, mọi nguyên nhân gây ra sự suy yếu của hệ miễn dịch đều tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe, với những hậu quả khó lường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan đến suy giảm miễn dịch.
Suy giảm miễn dịch là như thế nào?
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, hệ miễn dịch gồm các tế bào hạch, bạch cầu, lympho, lá lách và tủy xương, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Bằng cách sản sinh kháng thể hoặc tiêu diệt bằng cơ chế thực bào, các men tiêu hủy, cơ thể loại bỏ tác nhân gây hại. Suy giảm miễn dịch là khi hệ miễn dịch không hoạt động đúng cách, dẫn đến tổn thương và mất chức năng ban đầu.
Ở trẻ sơ sinh, hệ thống miễn dịch thụ động được thừa hưởng từ sữa mẹ. Sau 6 tháng, khảng thể giảm, nhưng đồng thời cơ thể cũng tự xây dựng hệ miễn dịch chủ động.
Người trưởng thành có hệ miễn dịch được củng cố thông qua việc ghi nhớ tự động qua các lần mắc bệnh. Khi bị tác nhân gây hại xâm nhập, cơ thể sản xuất kháng thể phù hợp để tiêu diệt chúng và ghi nhớ để sử dụng cho lần sau.
Suy giảm miễn dịch là khi hệ thống bảo vệ cơ thể suy yếu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn thường xuyên. Cũng theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng và hoạt động suy giảm.
Phân loại suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch nguyên phát
Suy giảm miễn dịch nguyên phát là hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Ở những trường hợp này, hệ miễn dịch của trẻ không hoạt động hiệu quả hoặc thiếu một số hệ thống phòng thủ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Triệu chứng thường gặp là thời gian nhiễm trùng kéo dài và điều trị khó khăn hơn so với người có hệ miễn dịch bình thường. Đây cũng là những người dễ mắc các loại nhiễm trùng đặc biệt mà người bình thường thường không mắc.
Suy giảm miễn dịch thứ phát
Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hội chứng suy giảm miễn dịch thứ phát phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể, do tác động của các yếu tố sau:
- Bệnh mạn tính: Gây ra sự suy giảm khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng để sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn bên ngoài. Các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch do sử dụng corticosteroid.
- HIV, ma túy: Các tác nhân này phá hủy tế bào lympho, gây suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh có thể trải qua giai đoạn đầu với triệu chứng như sốt và sau đó mắc các nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
- Thời gian nằm viện dài: Dẫn đến sự giảm hoạt động, kém dinh dưỡng, và tâm lý không ổn định, gây ra suy giảm miễn dịch.
- Suy dinh dưỡng: Việc thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein, có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch sau một thời gian dài.
- Ghép tạng: Các loại thuốc ức chế miễn dịch là quan trọng trong việc ghép tạng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra các biến chứng như tế bào ung thư, nguy cơ bệnh tim mạch, và tử vong do nhiễm trùng không kiểm soát được.
Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến
Đây là loại rối loạn hệ miễn dịch phát sinh do khiếm khuyết một số phần tử khác nhau (CVID), trong đó bao gồm cả miễn dịch dịch thể. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng tương tự như khiếu khuyết gamma globulin huyết, có liên quan đến đột biến gen trên nhiễm sắc thể X ở trường hợp nhiễm trùng phát triển, thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành (khoảng 20 – 40 tuổi).
Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng
Tình trạng này thường được gọi là rối loạn tiên phát liên quan đến tế bào do đột biến và thiếu hụt kết hợp miễn dịch dịch thể xảy ra ở một trong nhiều gen khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh đến 6 tuổi, thường gây ra các vấn đề như nhiễm virus liên tục, bệnh candida, viêm phổi Pneumocystis jiroveci,… Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp phải các vấn đề khác như bất thường ở xương, viêm tróc da,… Tình trạng này có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Dạng u hạt mạn tính
Rối loạn suy giảm miễn dịch này liên quan đến các khiếm khuyết ở tế bào thực bào. Trong bệnh lý này, bạch cầu không sản xuất ra superoxide, hydrogen peroxide và các chất hoạt hóa phức hợp O2 do thiếu hoạt tính của NADPH oxidase, dẫn đến chức năng diệt khuẩn của tế bào thực bào bị suy giảm. Kết quả là nấm và vi khuẩn không bị diệt chết, trong khi tế bào thực bào vẫn hoạt động bình thường.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913