Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây táo bón, đặc biệt là ở trẻ em. Vậy trẻ bị táo bón nên tránh ăn gì, và cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa tình trạng này?
Những loại thực phẩm trẻ bị táo bón nên hạn chế ăn
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Cô Nguyễn Thị Hoàng Duyên cho biết, hiểu rõ trẻ bị táo bón nên tránh ăn gì sẽ giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Thức ăn nhanh
Hầu hết trẻ em đều yêu thích thức ăn nhanh do hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, loại thực phẩm này thường chứa nhiều dầu mỡ và ít chất xơ, dễ gây táo bón và làm tình trạng nặng thêm. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các món như xúc xích, gà rán, bánh mì kẹp, khoai tây chiên…
Đồ chế biến sẵn
Tương tự như thức ăn nhanh, các món chế biến sẵn cũng không tốt cho trẻ bị táo bón. Thực phẩm này thiếu chất xơ nhưng lại chứa nhiều chất béo, natri và chất bảo quản, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và làm tăng táo bón. Cha mẹ nên tránh các loại xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, và đồ hộp trong thực đơn của trẻ.
Thịt đỏ
Thịt đỏ có ít chất xơ, nhưng lại chứa nhiều protein và chất béo bão hòa, điều này tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa. Vì vậy, khi trẻ gặp tình trạng táo bón, cha mẹ nên giảm thiểu việc cho trẻ ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu và thịt dê để không làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Phô mai
Mặc dù phô mai cung cấp nhiều canxi và protein, nhưng do không chứa chất xơ, việc tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến táo bón. Vì vậy, nếu trẻ đang bị táo bón, cha mẹ nên tạm ngừng cho trẻ ăn phô mai cho đến khi tình trạng cải thiện.
Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế
Các loại thực phẩm như gạo trắng, bánh mì cám, mì ống, và ngũ cốc đã bị loại bỏ phần vỏ và cám, làm cho lượng chất xơ còn rất ít. Chúng có hàm lượng tinh bột cao, dẫn đến táo bón và cảm giác khó tiêu.
Bánh kẹo, socola
Bánh kẹo và socola không có chất xơ nhưng lại chứa nhiều đường. Đặc biệt, socola còn chứa chất béo và cafein, khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, dễ gây táo bón và hội chứng ruột kích thích. Nếu trẻ thèm ngọt, cha mẹ có thể thay thế bằng bánh mì nguyên cám hoặc hoa quả.
Trẻ bị táo bón nên ăn những loại thực phẩm nào?
Những thông tin trên giúp cha mẹ hiểu rõ trẻ bị táo bón nên tránh những loại thực phẩm nào. Vậy, đâu là những thực phẩm tốt cho trẻ gặp tình trạng này?
Rau củ
Cô Trần Thị Minh Tuyến – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, rau củ là nguồn chất xơ tuyệt vời, hỗ trợ cải thiện táo bón hiệu quả. Khi trẻ gặp khó khăn do phân khô cứng, cha mẹ nên bổ sung các loại rau như rau mồng tơi, rau lang, rau dền, và khoai lang để giúp bé nhuận tràng và dễ đi ngoài hơn.
Trái cây
Trái cây giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, là phần không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ bị táo bón. Các loại trái cây tốt cho trẻ gồm có việt quất, dâu tây, thanh long, nho, chuối và đu đủ. Những loại trái cây này giúp kích thích quá trình di chuyển của thức ăn trong ruột, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.
Đậu
Các loại đậu như đậu tương, đậu đen, và đậu đỏ rất giàu chất xơ, là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ bị táo bón. Cha mẹ có thể chế biến đậu thành nhiều món như cháo, canh, súp hoặc chè để làm phong phú thực đơn và thu hút vị giác của trẻ.
Dầu hạt lanh và dầu ô liu
Mặc dù trẻ bị táo bón nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhưng dầu hạt lanh và dầu ô liu lại chứa chất béo có lợi, giúp nhuận tràng và có tính kháng viêm. Chúng không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón mà còn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
Sữa chua
Khác với phô mai, sữa chua rất có lợi cho trẻ bị táo bón vì chứa nhiều lợi khuẩn kích thích tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Việc cho trẻ ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp cải thiện táo bón và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Phương pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ
Ngoài việc biết trẻ bị táo bón hạn chế ăn gì và nên ăn gì, phụ huynh cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa sau:
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước, bao gồm nước lọc và nước ép trái cây.
- Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động.
- Kích thích tiêu hóa bằng cách massage nhẹ nhàng bụng.
- Hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ, như sau khi thức dậy hoặc sau bữa ăn.
- Nếu trẻ khó đi ngoài, có thể dùng thuốc làm mềm phân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913