Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ ho khan
Tin Tức

Nguyên nhân trẻ ho khan và cách điều trị

Triệu chứng trẻ ho khan thường phản ánh cảm giác ngứa và khó chịu trong họng. Cha mẹ có thể giúp giảm ho ngay tại nhà khi cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Vậy vì sao trẻ lại mắc phải triệu chứng ho khan và cách điều trị là gì?

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ ho khan
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ ho khan

Nguyên nhân nào khiến trẻ ho khan?

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, triệu chứng ho khan và ho dai dẳng là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ho khan ở trẻ:

    • Dị ứng: Khi tiếp xúc với khói thuốc, nấm mốc hoặc phấn hoa, cơ thể trẻ có thể phản ứng dị ứng và kích thích hệ miễn dịch sản xuất các kháng nguyên, dẫn đến triệu chứng ho khan.
    • Nhiễm virus, vi khuẩn: Trong thời tiết ẩm ướt và nhiều bụi bẩn, các loại virus và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Trẻ dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn này, gây ra các bệnh như cảm lạnh hay cảm cúm, thường đi kèm với triệu chứng ho.
    • Bệnh ho gà: Ho khan có thể là dấu hiệu của bệnh ho gà, một bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ người bệnh.
    • Dị vật: Nếu bị dị vật như hạt thức ăn, cúc áo hay đồ chơi mắc kẹt ở cổ họng, trẻ có thể bị kích thích và dẫn đến triệu chứng ho khan.
    • Viêm xoang: Viêm xoang có thể gây ra tắc nghẽn mũi và khiến trẻ thở qua miệng, dẫn đến viêm họng và triệu chứng ho khan kéo dài.

Ngoài các nguyên nhân trên, ho khan ở trẻ còn có thể do các vấn đề khác như trào ngược dạ dày, hen suyễn, viêm tai giữa, tiếp xúc với khói thuốc lá môi trường hoặc hậu Covid.

Phần lớn các trường hợp ho khan ở trẻ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài quá lâu, từ 2 đến 3 tuần trở lên, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như trào ngược dạ dày, hen suyễn,… và cần điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ sau đây, cần đưa trẻ đi khám ngay:

    • Ho khan đi kèm với ho ra máu hoặc dịch nhầy màu xanh.
    • Trẻ có cảm giác ho khò khè.
    • Khó thở hoặc thở nhanh.
    • Trẻ bị sốt cao.
    • Trẻ thể hiện dấu hiệu mất nước.

Điều trị trẻ ho khan như thế nào?

Phương pháp điều trị trẻ ho khan
Phương pháp điều trị trẻ ho khan

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, các trường hợp điều trị ho khan ở trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Ví dụ, khi trẻ bị ho khan do hen suyễn, thường cần sử dụng các loại thuốc xịt giãn phế quản. Trong trường hợp trẻ bị ho do trào ngược dạ dày, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là một số lưu ý dành cho cha mẹ:

    • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ: Nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự mua và dùng thuốc như kháng sinh hay kháng histamin cho trẻ. Chức năng hô hấp của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản hoặc viêm phổi.
    • Đảm bảo cung cấp đủ nước và chế độ dinh dưỡng hợp lý: Uống đủ nước giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ hệ hô hấp. Nên cho trẻ ăn thực phẩm mềm, ấm và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm bớt tác động lên hệ tiêu hóa.
    • Dùng tinh dầu tràm trong nước tắm ấm: Việc này giúp giảm cơn ho và làm dịu cổ họng của trẻ.
    • Tạo môi trường sống trong lành: Đặc biệt với trẻ có dị ứng, môi trường sạch sẽ giúp hạn chế các tác nhân gây kích ứng hô hấp như khói thuốc. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong thời tiết khô để hỗ trợ giảm ho cho trẻ.
    • Vệ sinh miệng và mũi cho trẻ: Hằng ngày nên vệ sinh miệng và mũi cho trẻ bằng nước muối, sử dụng gạc rơ lưỡi. Điều này giúp phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp.
    • Nâng cao đầu giường cho trẻ khi ngủ: Điều này giúp giảm tình trạng ho khan do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do nghẹt mũi sau.

Để tránh tình trạng ho khan ở trẻ, cha mẹ nên tuân thủ lịch tiêm phòng cúm, đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và thường xuyên vận động ngoài trời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như ho kéo dài, khó thở, sốt cao, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *