Vi khuẩn HP dạ dày có thể lây lan và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng
Tin Tức

Bệnh HP dạ dày có thể chữa được không? Những phương pháp điều trị phổ biến

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có thể lây lan và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vậy liệu vi khuẩn HP dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn và những phương pháp nào có hiệu quả?

Vi khuẩn HP dạ dày có thể lây lan và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng
Vi khuẩn HP dạ dày có thể lây lan và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng

Người bị HP dạ dày có thể gây các triệu chứng gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Khi mới xâm nhập vào hệ tiêu hóa, HP tấn công niêm mạc dạ dày một cách âm thầm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Tuy nhiên, sau một thời gian, các tổn thương trong dạ dày sẽ dần trở nên nghiêm trọng và người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:

    • Đau hoặc cảm giác nóng rát vùng bụng, đặc biệt khi đói.
    • Buồn nôn.
    • Chán ăn.
    • Sụt cân.
    • Đi ngoài phân đen.

Mặc dù nhiễm khuẩn HP dạ dày không phải là vấn đề quá phức tạp, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm viêm loét dạ dày, viêm dạ dày cấp và mãn tính, xuất huyết dạ dày, và nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày.

HP dạ dày có thể chữa khỏi không?

Người bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có thể chữa khỏi bệnh nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vi khuẩn này có thể tái xuất hiện dưới hai hình thức sau:

    • Tái nhiễm: Người bệnh đã điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng sau đó lại bị nhiễm vi khuẩn HP mới do thói quen ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh hoặc do lây nhiễm từ người khác.
    • Tái phát: Trong một số trường hợp, người bệnh đã điều trị và vi khuẩn HP giảm xuống mức thấp đến mức không thể phát hiện qua các phương pháp chẩn đoán. Tuy nhiên, sau một thời gian, vi khuẩn này có thể phát triển lại và tiếp tục tấn công niêm mạc dạ dày.

Phương pháp điều trị virus HP dạ dày

Người bị HP dạ dày cần đến gặp bác sĩ để điều trị theo phác đồ chuyên môn
Người bị HP dạ dày cần đến gặp bác sĩ để điều trị theo phác đồ chuyên môn

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nếu mắc nhiễm khuẩn HP dạ dày, bạn không thể tự chữa khỏi bệnh. Các phương pháp điều trị tại nhà chỉ giúp làm giảm triệu chứng tạm thời và không chữa trị dứt điểm. Người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị theo phác đồ chuyên môn, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ tái phát bệnh. Cụ thể:

Sau khoảng 2 tuần điều trị, bệnh nhân cần làm lại xét nghiệm để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu vi khuẩn HP vẫn tồn tại, bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị và có thể điều chỉnh phác đồ, thêm vào ít nhất một loại kháng sinh khác. Việc tự ý ngừng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, làm khó khăn thêm trong quá trình điều trị.

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định, bệnh nhân cần thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể, bệnh nhân cần lưu ý:

    • Nghỉ ngơi đầy đủ.
    • Ngủ đủ giấc.
    • Suy nghĩ tích cực và quản lý căng thẳng hiệu quả.
    • Tránh bia rượu, hạn chế cà phê và các chất kích thích khác.
    • Hạn chế ăn đồ chua, cay, nhiều mỡ và không ăn thức ăn quá nóng.
    • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể thải độc và loại bỏ vi khuẩn HP nhanh chóng.
    • Kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường.

Như vậy, nhiễm khuẩn HP dạ dày có thể chữa khỏi nếu bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, bạn có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Để điều trị hiệu quả, bác sĩ sẽ thường xuyên kết hợp ít nhất hai loại kháng sinh cùng một lúc, ví dụ như thuốc ức chế bơm proton để giảm axit dạ dày và thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *