Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
Tin Tức

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng gì?

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Với trường hợp nhẹ, phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ tuổi, nguy cơ diễn tiến nặng càng cao. Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng mà cha mẹ cần lưu ý.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng gì?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh tay chân miệng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng thường bùng phát mạnh khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt từ lạnh sang nóng. Trẻ mắc bệnh có thể có các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, và xuất hiện nốt phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay, hoặc chân. Với những trường hợp nhẹ và không có biến chứng, bệnh có thể tự khỏi sau 3-7 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh tay chân miệng:

Biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm thân não, viêm não tủy… Trẻ có thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:

    • Giật mình hoặc co giật ngắn, chủ yếu ở tay và chân.
    • Trẻ đi loạng choạng, ngủ gà, bứt rứt, run chi, mắt nhìn ngược.
    • Rung giật nhãn cầu.
    • Tăng trương lực cơ, yếu hoặc liệt chi, hôn mê.

Biến chứng tim mạch và hô hấp, như tăng huyết áp, phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch… Các dấu hiệu bao gồm:

    • Mạch nhanh, đổ mồ hôi, da nổi vân tím, chân tay lạnh.
    • Huyết áp tăng cao, thở khó, thở nhanh, khò khè.
    • Phù phổi cấp: da tím tái, sùi bọt hồng, khó thở.

Biến chứng thai kỳ: Mặc dù hiếm, nhưng phụ nữ mang thai tiếp xúc với người mắc bệnh tay chân miệng có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ này có thể mắc bệnh với các triệu chứng nhẹ.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm, vì vậy phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường như giật mình, co giật, đi đứng loạng choạng, khó thở, mệt mỏi, quấy khóc, hoặc tay chân lạnh.

Các sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng không đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mắc bệnh:

    • Sử dụng thuốc xanh bôi lên nốt phỏng nước: Việc này sẽ che khuất các nốt phỏng, khiến bác sĩ khó khăn trong việc thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của trẻ.
    • Tự ý cho trẻ dùng kháng sinh: Việc này là sai lầm lớn vì kháng sinh chỉ có tác dụng khi có bội nhiễm, còn trong trường hợp tay chân miệng không có bội nhiễm, kháng sinh không những không hiệu quả mà còn có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị sau này gặp khó khăn.
    • Cho trẻ dùng vitamin mà không tham khảo ý kiến bác sĩ: Nhiều phụ huynh tự ý cho trẻ uống vitamin mà không hỏi ý kiến bác sĩ, điều này có thể gây hại nếu không phù hợp với tình trạng bệnh.
    • Kiêng tắm cho trẻ: Mặc dù bệnh có thể khiến trẻ ngứa ngáy, nhưng việc kiêng tắm có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Thực tế, mẹ vẫn có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, giúp làm sạch cơ thể và giảm nguy cơ nhiễm trùng do gãi.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng, vì vậy điều trị chủ yếu nhằm giảm triệu chứng. Để giảm nguy cơ biến chứng, việc chăm sóc trẻ đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý cho các bậc phụ huynh:

    • Nếu trẻ bị sốt hoặc đau, cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt và giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Cung cấp đủ nước và bổ sung điện giải để phòng ngừa mất nước cho trẻ.
    • Vì bệnh tay chân miệng có thể lây lan, khi trẻ mắc bệnh, mẹ nên cho trẻ nghỉ học khoảng 10 ngày để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
    • Khi trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh, phụ huynh không nên chủ quan và cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp giảm thiểu biến chứng.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *