Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho phụ nữ
Tin Tức

Các thông tin về tầm soát ung thư cổ tử cung mà bạn cần biết

Ung thư cổ tử cung thường xuyên gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ, chỉ sau ung thư vú. Nguyên nhân và quá trình phát triển của căn bệnh này sẽ được đề cập trong bài viết sau.

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho phụ nữ
Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho phụ nữ

Vì sao tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết?

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm các xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh này ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung phát triển một cách chậm rãi và lặng lẽ.

Thông thường, nguyên nhân gây ra loại ung thư này thường liên quan đến việc lây nhiễm HPV thông qua quan hệ tình dục. Từ khi tiếp xúc với HPV đến khi bệnh trở thành ung thư có thể mất tới 20 năm. Trong quá trình phát triển này, việc phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tầm soát ung thư cổ tử cung theo đúng hướng dẫn có thể ngăn ngừa hoặc điều trị các biểu hiện tiền ung thư trước khi chúng tiến triển thành ung thư cổ tử cung thực sự.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm những xét nghiệm gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung thường bao gồm hai loại xét nghiệm chính là PAP Test (bao gồm Pap smear truyền thống và Thinprep Pap test) và xét nghiệm HPV. Bác sĩ sử dụng bàn chải hoặc các công cụ khác để lấy mẫu tế bào cổ tử cung. Mẫu này sau đó được bảo quản trong dung dịch và chuyển đến phòng xét nghiệm. Xét nghiệm PAP Test tìm kiếm các tế bào không bình thường trong khi xét nghiệm HPV kiểm tra sự hiện diện của virus HPV có nguy cơ cao.

Trong quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung, thường kết hợp xét nghiệm tìm tế bào không bình thường PAP Test cùng với xét nghiệm HPV.

Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Tầm soát ung thư cổ tử cung hướng đến toàn bộ phụ nữ hoạt động tình dục, từ 21 đến 65 tuổi, bởi việc nhiễm HPV kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư trong khoảng thời gian lên tới 20 năm. Tuy nhiên, nam giới, trinh nữ và phụ nữ đã cắt bỏ toàn bộ tử cung vì bệnh lý lành tính không nằm trong nhóm được tầm soát.

Những đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Những đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Nên tầm soát ung thư cổ tử cung ở độ tuổi nào?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, theo khuyến cáo của Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) năm 2021, đồng thuận với Guideline của Lực lượng phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USPSTF) năm 2018 và được chấp thuận bởi Hiệp hội Soi CTC và Bệnh học CTC Hoa Kỳ (ASCCP) cùng với Hiệp hội Bác sĩ Ung thư Phụ khoa (SGO), việc tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như sau:

Đối với phụ nữ dưới 21 tuổi: Không khuyến nghị thực hiện kiểm tra bằng mỏ vịt hoặc xét nghiệm tế bào. Quan trọng để thông tin về Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) được thông tin rộng rãi, cùng với tư vấn về an toàn tình dục và phương pháp tránh thai.

Đối với phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi: USPSTF khuyến nghị lần xét nghiệm PAP Test đầu tiên vào độ tuổi 21 và thực hiện lại mỗi 3 năm.

Đối với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi: Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

Xét nghiệm PAP Test mỗi 3 năm: Khi kết quả bình thường, việc tầm soát sẽ được thực hiện lại sau 3 năm. Hoặc:

    • Co-testing (xét nghiệm kết hợp) là sự kết hợp giữa PAP Test và xét nghiệm HPV: Khi kết quả PAP Test và xét nghiệm HPV đều bình thường, việc tầm soát sẽ được thực hiện lại sau 5 năm. Hoặc: Xét nghiệm HPV mỗi 5 năm.

Đối với phụ nữ trên 65 tuổi và đã có 3 kết quả xét nghiệm PAP liên tiếp âm tính, không cần phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần kiểm tra ngay cả khi đã trên 65 tuổi.

Phụ nữ đã được chẩn đoán tổn thương từ CIN2+ nên tiếp tục tầm soát ít nhất trong 20 năm.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có cho kết quả chính xác không?

    • Để đạt kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác nhất, việc xét nghiệm tế bào cổ tử cung nên được thực hiện vào ngày thứ 10 đến thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt.
    • Tránh việc thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày sau quan hệ tình dục.
    • Không nên rửa sạch hoặc sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi thực hiện tầm soát.
    • Nên điều trị hoàn toàn các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa trước khi tiến hành tầm soát.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *