Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ không phải là hiếm và thường xảy ra khi trẻ đang cúi đầu, chơi đùa hoặc chạy trong vô thức. Tình trạng này gây lo lắng cho cha mẹ, nhưng không phải tất cả đều biết cách xử trí đúng khi con trẻ gặp phải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp cha mẹ hiểu về nguyên nhân và cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chảy máu cam?
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, mũi là cơ quan trong hệ thống đường hô hấp và là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí từ môi trường bên ngoài. Niêm mạc của mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ, giữ vai trò làm ấm không khí trước khi đi vào cơ thể. Tuy nhiên, những mạch máu này dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ:
- Thói quen xấu: Trẻ thường ngoáy mũi, dụi mũi hoặc véo mũi mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và gây chảy máu cam.
- Bệnh lý: Viêm mũi, ho, sốt, sốt xuất huyết, bệnh về máu, hoặc cảm lạnh có thể là nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc chống đông máu hoặc thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu và gây chảy máu cam ở trẻ.
- Thiếu dưỡng chất: Chế độ ăn thiếu chất, đặc biệt là vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin K, kali và sắt, cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ.
- Các nguyên nhân khác: Tiếp xúc với không khí khô (do thời tiết lạnh, ở trong phòng điều hòa, …) cũng có thể là một nguyên nhân khác gây chảy máu cam ở trẻ.
Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?
Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, phần lớn các trường hợp trẻ bị chảy máu cam thường tự ngừng và không đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết cách xử trí cho trẻ bằng các bước sau:
- Đặt trẻ đứng hoặc ngồi với tư thế hướng về phía trước, tránh để trẻ ngửa đầu ra sau hoặc nằm ngửa để tránh nôn mửa do máu chảy vào họng.
- Dùng ngón tay ấn vào phần cánh mũi gần xương cánh mũi trong khoảng 5 phút, hoặc ấn vào lỗ mũi bị chảy máu với một bông y tế để cầm máu.
- Nâng cao phần đầu của trẻ để giảm lượng máu dồn về mũi, giúp hạn chế tình trạng chảy máu.
- Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà chảy máu vẫn tiếp tục, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và đề xuất điều trị phù hợp.
- Trẻ cần được điều trị ngay khi có những triệu chứng như chảy máu nhiều, khó thở, mệt mỏi, xanh xao, đau ngực hoặc sau khi gặp chấn thương, dùng thuốc chống đông máu, hoặc sau phẫu thuật.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chảy máu cam
Thực phẩm nên bổ sung
- Vitamin C giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng, bệnh Scurvy và bảo vệ mạch máu. Trẻ có thể tiêu thụ vitamin C qua cam, bưởi, dâu tây, việt quất, kiwi,…
- Vitamin K cũng quan trọng để tránh chảy máu cam và các vấn đề gan mật, ợ nóng, celiac. Cải bó xôi, súp lơ, măng tây, cải xoăn, bắp cải, húng quế là những nguồn giàu vitamin K.
- Thiếu sắt có thể gây ra chảy máu cam và thiếu máu. Bổ sung thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, tôm, thịt vịt, sò huyết, ngao, tôm, cua giúp trẻ cải thiện tình trạng này.
- Kali giúp điều chỉnh lưu thông máu và tránh tình trạng niêm mạc mũi khô rát và chảy máu cam. Thực phẩm như cá, nghệ, sữa chua, cà rốt, cà chua, bơ, rau xanh, chuối là nguồn cung cấp kali tốt.
Thực phẩm nên tránh
Ngoài các dưỡng chất cần thiết, cha mẹ cũng nên tránh các loại thực phẩm sau để ngăn chặn tình trạng chảy máu cam ở trẻ:
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào: Sử dụng thức ăn giàu chất béo bão hòa có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ và làm chậm quá trình lành thương.
- Đồ ăn cay nóng: Các gia vị như ót, hạt tiêu, mù tạt, hành có thể kích ứng vết thương chảy máu và gây tổn thương mạch máu. Cần hạn chế các loại quả có tính nóng như xoài, vải, nhãn.
- Nước ngọt, cà phê và thuốc lá: Không nên cho trẻ uống các loại đồ uống này khi đang chảy máu cam, vì chúng không tốt cho vết thương.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ nắm bắt thêm kiến thức hữu ích để xử lý tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục sau khi đã cầm máu đúng cách, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để nhận được can thiệp y tế kịp thời.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913