Bệnh bạch hầu là một bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể lan rộng thành dịch. Vắc xin phòng bệnh này đã có sẵn. Nếu bạn không may mắc phải bệnh này, điều trị càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Tổng quan về bệnh bạch hầu
Tổng quan về bệnh
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, bệnh bạch hầu là một bệnh liên quan đến đường hô hấp, gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.
Vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể và tấn công các vùng như mũi, họng và thanh quản, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan sang toàn bộ cơ thể và gây tử vong.
Vi khuẩn bạch hầu có khả năng biến đổi thành nhiều dạng bệnh, như bạch hầu họng và bạch hầu thanh quản, trong khi một số biến thể khác cũng có thể xảy ra.
Đường lây nhiễm
Bệnh bạch hầu thường lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, khi vi khuẩn phát tán vào không khí khi người bệnh hoặc hắt hơi.
Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm qua đồ dùng, thức ăn hoặc các vết thương hở trên cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu. Tùy thuộc vào môi trường sống, chúng có khả năng thích nghi và biến đổi để tồn tại. Đặc biệt, chúng có khả năng sống lâu trong giả mạc của vùng họng hầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh.
Cụ thể, vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có thể tồn tại ngoài môi trường sống đến 6 tháng, đặc biệt là ưa điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, khả năng sống của chúng ngoài môi trường sẽ bị ảnh hưởng và giảm đi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, đặc biệt là khoảng 58 độ C, trong khoảng thời gian khoảng 10 phút.
Người mắc bệnh bạch hầu sẽ có những triệu chứng gì?
Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, triệu chứng của bệnh bạch hầu ở người có thể biến đổi theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: Trong giai đoạn này kéo dài từ 2 đến ngày, người mắc bạch hầu thường không có triệu chứng đặc biệt.
- Giai đoạn khởi phát: Người bệnh bắt đầu có các triệu chứng như sốt nhẹ (từ 37.5 đến 38 độ C), chán ăn, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, nước mũi có thể có máu, đỏ hỏng và các dấu hiệu của viêm amidan.
- Giai đoạn toàn phát: Sốt tăng cao hơn 38 độ C, da mặt mờ xanh, giả mạc trắng bắt đầu xuất hiện ở amidan và lan rộng đến lưỡi gà và vùng màn hầu. Hạch cổ sưng to, nước mũi chảy nhiều có thể kèm theo mủ.
- Giai đoạn lui bệnh: Sau điều trị, sốt giảm dần nhưng da vẫn còn xanh xao và cơ thể mệt mỏi. Phục hồi rõ rệt thường xảy ra sau khoảng 2 đến 3 tuần.
Triệu chứng của bạch hầu ở thanh quản thường bao gồm:
- Thanh quản sưng to, xung huyết, đặc biệt là ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.
- Giọng nói khàn, khó thở và tiếng rít thanh quản khi thở, đặc biệt khi có biến chứng viêm thanh quản.
Trong trường hợp của bạch hầu ác tính, biến chứng thường xuất hiện ở giai đoạn đầu với sốt cao đến 40 độ C, hạch cổ sưng đỏ và viêm nhiễm lan rộng. Các biến chứng nặng có thể bao gồm viêm cơ tim, suy thận và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc bệnh bạch hầu
Biến chứng ở hệ tim mạch do độc tố bạch hầu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:
- Suy tim: Do thoái hóa nhu mô và mỡ tại phần cơ tim, có thể dẫn đến suy tim và trụy mạch, thậm chí tử vong.
- Huyết khối tim: Xuất hiện khoảng ngày thứ 15 sau khi nhiễm độc tố, gây nguy cơ huyết khối tăng cao.
Biến chứng ở hệ thần kinh có thể bao gồm:
- Rối loạn chức năng nuốt và giọng nói: Người bệnh có thể gặp rối loạn này, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
- Liệt dây thần kinh III và VI: Có thể dẫn đến mi sụp và viễn thị.
- Liệt chân dưới: Một số trường hợp có thể gặp tình trạng này.
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng liệt có thể biến mất sau một thời gian khi người bệnh phục hồi.
Tổn thương thận cũng là một biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, mức độ tổn thương có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913