Bệnh chàm sữa là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ
Tin Tức

Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh chàm sữa ở trẻ

Bệnh chàm sữa là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những em bé dưới 1 tuổi. Bệnh này có nguy cơ tái phát cao, và nếu không được điều trị một cách hiệu quả, có thể gây ra chàm thể tạng. Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về chàm sữa, cách điều trị và phòng tránh bệnh cho trẻ.

Bệnh chàm sữa là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ
Bệnh chàm sữa là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Các dấu hiệu của bệnh chàm sữa ở trẻ

Theo chia sẻ từ các Dược sĩ Cao đẳng Dược, nếu nhận biết kịp thời, việc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ có thể hiệu quả hơn, giảm nguy cơ tái phát bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh chàm sữa mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua:

    • Triệu chứng thường bắt đầu trên mặt, hai bên má, sau đó lan dần ra lưng, tay chân và toàn thân của trẻ.
    • Ban đầu, da trẻ khô và xuất hiện mẩn đỏ, sau đó hình thành những nốt mụn nước nhỏ li ti, màu đỏ. Mụn sau đó vỡ ra, chảy dịch vàng, da bong tróc và đóng vảy, dễ để lại sẹo khi da mới mọc lên.
    • Khi chạm vào vùng da bị ảnh hưởng, bạn có thể cảm nhận được sự thô ráp, khô và xuất hiện vảy nhỏ.
    • Trẻ khi bị chàm sữa thường cảm thấy khó chịu, ăn uống hoặc bú sữa kém, quấy khóc, và ngủ không yên.
    • Vùng da bị ảnh hưởng có thể gây ngứa và khiến trẻ muốn gãi. Gãi nhiều có thể làm nứt mụn và gây chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và khó điều trị.
    • Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp các triệu chứng dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ?

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng trẻ có cơ địa dị ứng thường dễ mắc bệnh này. Nếu bố mẹ của trẻ mắc các vấn đề như hen suyễn, mề đay, hoặc dị ứng với thời tiết, khả năng trẻ mắc chàm sữa cũng cao hơn. Thường khi đạt đến 1 tuổi, căn bệnh này thường giảm dần.

Bệnh chàm sữa ở trẻ liên quan mật thiết đến cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng, có thể là kết quả của sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa cơ thể hoặc từ yếu tố môi trường như lông động vật, nấm mốc, thực phẩm, hoặc khói bụi. Các yếu tố như thời tiết hanh khô hoặc ẩm ướt, bụi vải, sữa tắm, hoặc thuốc tẩy cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh và làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ
Các nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ

Phương pháp điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh chàm sữa thường dễ tái phát, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc trẻ phản ứng dị ứng với thức ăn. Mục tiêu của điều trị là giảm triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát, bao gồm:

    • Ngưng tiếp xúc với yếu tố gây bệnh đối với trẻ bị chàm sữa cấp tính.
    • Chăm sóc da đặc biệt cho trẻ bằng sản phẩm chuyên dụng. Sử dụng thuốc cho trẻ chỉ theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ liều lượng để đảm bảo an toàn.
    • Mẹ cần hạn chế các loại thực phẩm có chất tanh như tôm, cá, cua, tảo, và thực phẩm giàu chất béo như thức ăn chiên rán, dầu mỡ. Tránh các loại đồ ăn cay như ớt, hạt tiêu v.v. để không làm trầm trọng tình trạng bệnh của trẻ.

Có thể phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ không?

Để phòng tránh bệnh chàm sữa ở trẻ, các bà mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh da và môi trường sống của trẻ như sau:

    • Chế độ dinh dưỡng: Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 1 năm và không nên bắt đầu ăn dặm quá sớm. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như thực phẩm lên men, hải sản, và lạc.
    • Vệ sinh da: Da của trẻ nhỏ mỏng manh và nhạy cảm, do đó nên giữ thời gian tắm ngắn và sử dụng nước ấm. Chọn sữa tắm phù hợp với làn da của trẻ.
    • Lựa chọn quần áo: Mặc trẻ những bộ đồ từ chất liệu mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi để giữ cho da luôn khô ráo và thoải mái.
    • Môi trường sống: Duy trì vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ của trẻ, tránh thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh. Phòng ngủ và không gian sinh hoạt của trẻ cần có sự thông thoáng. Hạn chế tiếp xúc của trẻ với các loại vật nuôi như chó, mèo.

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh chàm sữa ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả từ các bác sĩ. Trong quá trình điều trị và sau đó, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *