Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý trị liệu và đã đi làm được 2 năm, hiện nay tôi đã có vốn và muốn mở một phòng khám chuyên cho riêng mình. Vậy tôi cần xin giấy phép hoạt động ngành nghề như thế nào?
- Cập nhật mẫu hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Vật lý trị liệu TP HCM năm 2020 mới nhất
- Nghề Vật lý trị liệu đào tạo đến đâu “cháy hàng” đến đó
- Địa chỉ nộp hồ sơ Cao đẳng Vật lý trị liệu TP HCM năm 2020 được nhiều nhà tuyển dụng săn lùng
Chữa bệnh bằng Vật lý trị liệu ngày càng được nhiều bệnh nhân sử dụng, bởi phương pháp điều trị này rất an toàn, giúp cơ thể có thể phục hồi những chức năng vốn có sau các cuộc phẫu thật, điều trị,… mà không chịu tác động của thuốc kháng sinh hay phẫu thuật Y học. Đặc biệt, với nhu cầu chăm sóc và điều trị bệnh ngày càng cao của con người thì ngành Vật lý trị liệu càng trở lên có giá hơn bao giờ hết.
Muốn mở phòng khám Vật lý trị liệu cần xin giấy phép hoạt động như thế nào?
Tuy rằng là một ngành sinh sau đẻ muộn nhưng cơ hội việc làm mà ngành này đem lại không hề thua kém các ngành Dược, Điều dưỡng. Ngoài việc làm tại các cơ sở y tế, bệnh viện thì các Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu còn có thể mở phòng khám điều trị của riêng mình. Do đó, nếu bạn đã có đủ điều kiện cần thiết để mở phòng khám nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược TP.HCM sẽ hướng dẫn Quy trình cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng như sau:
Căn cứ vào các Văn bản pháp lý, thủ tục hành chính theo quy định của Pháp luật, Quy trình cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng bao gồm các bước sau:
Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Bước 1: Cơ sở khám bệnh chữa bệnh Vật lý trị liệu có yêu cầu cấp giấy phép hoạt động nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Y tế.
- Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động và gửi lại cho cơ sở đề nghị cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Quy định
- Bước 3: Trong khoảng thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở đề nghị hoặc trả lời lý do cụ thể với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy phép.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Kỹ thuật vật lý trị liệu chưa hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm đưa văn bản thông báo trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Văn bản thông báo nêu cụ thể là bổ sung và sửa đổi những gì. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Vật lý trị liệu gồm có những giấy tờ gì?
Với kinh nghiệm làm hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động ngành ngề của mình, giảng viên đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu TP HCM Lê Thị Ngoan – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin cung cấp về những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin cấp giấy phép như sau:
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu)
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách người đăng ký hành nghề;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế (theo mẫu);
- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện theo quy định.
Số lượng hồ sơ cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng: 01 (bộ).
Một số yêu cầu về điều kiện hoạt động Phòng khám Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Yêu cầu cơ sở vật chất:
- Xây dựng và thiết kế: Địa điểm Phòng khám cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; Công trình xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
- Phòng khám chuyên khoa : Phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh diện tích ít nhất 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh. Riêng Phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10m2.
- Buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40m2 nếu thực hiện vận động trị liệu.
- Bảo đảm quy trình xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện Y tế khác phục vụ chăm sóc người bệnh.
Yêu cầu nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa phòng khám đăng ký. Được đào tạo bài bản tại các trường Đại học, Cao đẳng Vật lý trị liệu uy tín, có thời gian khám, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó.
Người được phân công thực hiện khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
Yêu cầu thiết bị Y tế:
- Đầy đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
- Có hộp thuốc chống choáng và các thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về Quy trình cấp giấy phép hoạt động phòng khám Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Thí sinh yêu thích ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu và có mong muốn mở một phòng khám riêng trong tương lai có thể đặt những viên gạch nền móng ngay từ hôm nay bằng cách nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu TP HCM –Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Mọi thông tin tư vấn tuyển sinh xin liên hệ theo địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913