Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục khi bị tiêu chảy
Tin Tức

Người bị tiêu chảy nên ăn gì và tránh gì để nhanh khỏe?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục khi bị tiêu chảy. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các thực phẩm nên ăn và cần kiêng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn thực phẩm phù hợp để chăm sóc người bệnh hiệu quả hơn.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục khi bị tiêu chảy
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục khi bị tiêu chảy

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, kèm theo đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Các loại tiêu chảy gồm cấp tính, mạn tính, thẩm thấu và xuất tiết.

Nguyên nhân phổ biến:

    • Nhiễm vi sinh vật: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng từ thực phẩm hoặc nước không sạch gây viêm ruột (Salmonella, Clostridium, tụ cầu khuẩn, ký sinh trùng trong gỏi cá, rau sống, thịt tái).
    • Môi trường kém vệ sinh: Thực phẩm chế biến không đúng cách và không gian sống không sạch sẽ.
    • Dị ứng thực phẩm: Dị ứng với lactose hoặc một số thành phần thực phẩm.
    • Rối loạn hệ vi sinh: Dùng kháng sinh lâu dài gây mất cân bằng lợi khuẩn, tăng nhu động ruột.
    • Bệnh lý tiêu hóa: Viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích và các vấn đề tiêu hóa khác.

Người bệnh tiêu chảy nên ăn gì?

Rõ ràng, ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy, do đó, việc chọn thực phẩm phù hợp luôn là mối quan tâm lớn khi gặp tình trạng này.

Thực phẩm dễ tiêu hóa

Người bị tiêu chảy nên ưu tiên các món ăn dễ tiêu, giúp giảm tải cho hệ tiêu hóa. Cơm trắng, cháo trắng là lựa chọn hàng đầu nhờ khả năng cung cấp năng lượng và giảm cảm giác đói. Bánh mì trắng cũng hỗ trợ giảm dịch vị dạ dày và giúp đường ruột hồi phục nhanh hơn. Những món ăn này vừa nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa vừa dễ hấp thu.

Trái cây tốt cho tiêu hóa

Một số loại trái cây có hàm lượng chất xơ vừa phải, giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung nước và điện giải, đồng thời cung cấp năng lượng. Chuối, táo, ổi là những loại trái cây phù hợp trong trường hợp này. Tuy nhiên, cần tránh các loại trái cây chua hoặc chứa nhiều chất xơ vì có thể làm tình trạng nặng thêm.

Thịt nạc giàu protein

Thực phẩm người bị tiêu chảy nên ăn
Thực phẩm người bị tiêu chảy nên ăn

Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, protein từ thịt nạc, ít béo rất cần thiết để cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ cơ thể hồi phục. Thịt heo, thịt gà là những lựa chọn tốt nhờ dễ tiêu hóa và lành tính. Nên chọn phần thịt nạc, hạn chế dầu mỡ và chế biến đơn giản với gia vị vừa phải để dễ hấp thu hơn.

Sữa chua và sữa lợi khuẩn

Sữa chua và sữa chứa lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa. Đồng thời, chúng còn giúp đổi vị, giảm cảm giác thèm ăn thực phẩm không phù hợp. Có thể kết hợp sữa chua với trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết.

Người bị tiêu chảy cần kiêng thực phẩm nào?

Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần tránh một số thực phẩm sau để hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gây đầy hơi, khó tiêu và kích thích co bóp ruột, làm kéo dài tiêu chảy.
  • Bánh kẹo ngọt: Kích thích đường ruột, làm tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.
  • Thức ăn sống, chưa chín: Chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho đường ruột.
  • Rau củ quả nhiều xơ: Gây sinh khí, khó tiêu và làm tăng co bóp ruột.
  • Sữa có lactose: Nên tránh nếu dị ứng, có thể thay bằng sữa không chứa lactose.
  • Thực phẩm cay, nóng: Kích thích nhu động ruột và làm tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
  • Rượu bia, đồ uống có cồn: Gây đầy hơi và làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Chăm sóc người bệnh tiêu chảy cần lưu ý gì?

Để hỗ trợ quá trình hồi phục khi bị tiêu chảy, bạn nên:

  • Bổ sung đủ nước: Uống nước lọc, nước khoáng, hoặc nước bù khoáng để tránh mất nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Hạn chế làm việc quá sức, tăng cường nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi.
  • Ăn đủ bữa: Đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng để hồi phục.
  • Uống trà ấm: Trà hoa cúc, trà gừng giúp ấm dạ dày, giảm đau bụng và điều hòa nhu động ruột.
  • Giữ vệ sinh: Vệ sinh sạch sẽ toilet và nhà tắm để tránh lây nhiễm.
  • Chọn thực phẩm an toàn: Ăn thực phẩm đã nấu chín và tránh đồ ăn chế biến sẵn hoặc đóng hộp.
  • Bắt đầu với thực phẩm lỏng: Ăn các món lỏng, sau đó chuyển dần sang món đặc khi cơ thể ổn định.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Giảm áp lực lên dạ dày và ruột.
  • Vận động nhẹ: Thay vì tập thể dục mạnh, đi bộ nhẹ để tránh mệt mỏi do nằm hoặc ngồi lâu.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *