Co thắt dạ dày không chỉ là một bệnh lý đơn thuần mà còn có thể là dấu hiệu hoặc hậu quả của các vấn đề dạ dày cụ thể. Thường, nó phản ánh từ thói quen sống không lành mạnh. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng và cách cải thiện, hãy tiếp tục đọc để biết thông tin chi tiết.
Các triệu chứng của co thắt dạ dày
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, dạ dày có lớp cơ trơn nhằm nhào trộn và co bóp thức ăn. Khi gặp co thắt dạ dày, cơ dạ dày vẫn co bóp mà không cần thức ăn, gây đau đớn và khó chịu. Triệu chứng có thể bao gồm ợ hơi, đầy chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, thay đổi màu sắc và mùi vị của phân, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón, cảm giác mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, và ra nhiều dịch tiết âm đạo hoặc máu kinh ở phụ nữ. Co thắt dạ dày có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, đau ruột thừa, hoặc xuất huyết dạ dày. Trong trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến vỡ tá tràng hoặc suy tim cấp, đòi hỏi can thiệp cấp cứu để tránh tử vong.
Nguyên nhân nào gây ra co thắt dạ dày
Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây ra co thắt dạ dày:
- Stress, lo lắng, làm việc quá độ: Nếu bạn thường xuyên duy trì tâm trạng căng thẳng, lo lắng, dạ dày có thể tiết ra acid dày dàng, kích thích các cơn co thắt dạ dày.
- Mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi: Các tình trạng này có thể làm mất đi các chất điện giải như natri, canxi, magie, gây ra co thắt cơ dạ dày.
- Đầy hơi chướng bụng: Khi dạ dày chứa quá nhiều khí, cơ dạ dày sẽ cố gắng loại bỏ khí này, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, ợ hơi.
- Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng thực phẩm chứa độc tố hoặc không an toàn vệ sinh có thể gây ra co thắt dạ dày và các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng.
- Bệnh lý về hệ tiêu hóa: Các bệnh như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng có thể gây ra co thắt dạ dày cùng với các biểu hiện khác.
- Tắc ruột: Sự tích tụ thức ăn trong ruột có thể làm căng đầy ruột, gây ra đau ruột và co thắt dạ dày.
- Co thắt dạ dày trong thai kỳ: Sự lớn dần của thai nhi có thể chèn ép vào dạ dày của mẹ, gây ra co thắt dạ dày, nhưng thường không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé.
Phương pháp điều trị co thắt dạ dày
Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết thêm, để kiểm soát triệu chứng co thắt dạ dày, bạn có thể thử các phương pháp sau đây:
Sử dụng mẹo dân gian:
- Uống trà gừng: Gừng có tính ấm và chứa các chất chống vi khuẩn có thể giúp xoa dịu cơn co thắt dạ dày. Hãy cắt lát gừng tươi và hãm cùng nước nóng, sau đó uống khi nước vẫn còn ấm. Nếu không thích gừng, bạn cũng có thể thay thế bằng trà hoa cúc.
- Tắm nước nóng và chườm ấm: Tác động của nhiệt độ nước nóng có thể giúp các cơ trong cơ thể bạn thư giãn và giảm căng thẳng.
- Uống nước gạo: Nước gạo giàu vitamin và khoáng chất, có thể tạo một lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày và giúp kiểm soát triệu chứng co thắt.
Đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ:
Nếu triệu chứng co thắt dạ dày chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc xuất hiện tái phát thường xuyên, tốt nhất là hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Phương pháp phòng ngừa co thắt dạ dày
Để phòng ngừa và giảm các triệu chứng của co thắt dạ dày, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
- Duy trì tâm trạng tích cực và giảm căng thẳng: Thực hành thiền, yoga, đi bộ hoặc tham gia các hoạt động thể chất để giải tỏa stress và lo lắng.
- Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và uống thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến dạ dày.
- Uống đủ nước hàng ngày để giữ cho dạ dày hoạt động một cách trơn tru.
- Tránh ăn đồ chua, cay nóng và thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
- Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, bao gồm nhiều chất xơ và rau xanh, và ăn đúng bữa. Hạn chế việc ăn uống kèm với việc xem TV hoặc sử dụng điện thoại, và sau khi ăn, nên dành thời gian để nghỉ ngơi một cách thoải mái, không nằm ngay hoặc vận động mạnh để bảo vệ sức khỏe dạ dày.
- Hạn chế uống rượu bia và tránh sử dụng các chất kích thích. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy cân nhắc việc cai thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của dạ dày và toàn bộ cơ thể.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913