Cảm lạnh đau đầu là dấu hiệu phổ biến thường xuất hiện trong giai đoạn chuyển mùa. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do virus, bao gồm các loại virus thuộc chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường như mắt, mũi và miệng.
Nguyên nhân gây ra cảm lạnh
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, cảm lạnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường phổ biến nhất ở trẻ em và người già, là vấn đề liên quan đến hệ hô hấp do virus gây ra. Mặc dù nhẹ hơn so với cảm cúm, nhưng vẫn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Cảm lạnh thường xuất hiện nhiều nhất khi thời tiết mưa lạnh hoặc khi giao mùa. Đối với trẻ em, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch non nớt, cảm lạnh có thể gây ra các vấn đề hô hấp như viêm phổi hoặc viêm phế quản. Virus, như chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus, là nguyên nhân chính gây cảm lạnh, có khả năng xâm nhập qua mắt, mũi và miệng, và lây lan qua giọt bắn từ người bệnh hoặc khi hoặc hắt hơi. Nếu tiếp xúc với các vật dụng chứa giọt bắn từ người bệnh, có thể dẫn đến nhiễm virus khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh
Khoảng 2 – 3 ngày sau khi nhiễm virus, người bệnh thường bắt đầu biểu hiện các triệu chứng tại các cơ quan như mũi, xoang và họng. Những triệu chứng này thường kéo dài từ 3 – 7 ngày, trong đó 3 ngày đầu tiên là giai đoạn dễ lây lan nhất.
Thường thì, triệu chứng của cảm lạnh đau đầu chỉ là nhẹ nhàng. Có trường hợp người bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần và các biểu hiện có thể khác nhau tùy theo từng người. Tuy nhiên, những dấu hiệu thường gồm:
- Đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi;
- Ho, hắt hơi;
- Viêm họng, đau họng;
- Sổ mũi, chảy nước mũi và nước mắt;
- Khó thở;
- Sốt nhẹ;
- Những triệu chứng ít gặp hơn: sưng hạch bạch huyết, mất vị giác, cảm giác áp lực tăng trên mặt và trong tai.
Mặc dù cảm lạnh đau đầu thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần, nhưng cũng có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, hoặc bệnh tim mạch nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, nếu triệu chứng không giảm đi hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bị cảm lạnh đau đầu nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
Phương pháp điều trị cảm lạnh đau đầu
Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biế, tính chung, cảm lạnh thường được xem là một bệnh không phức tạp, với sự tập trung chủ yếu vào việc điều trị các triệu chứng của bệnh. Để giảm nhẹ các biểu hiện này, bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc ho, thuốc thông mũi, giảm đau, và hạ sốt.
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể kết hợp với các biện pháp tự điều trị tại nhà như súc miệng, súc họng, và duy trì vệ sinh sạch sẽ cho mũi và miệng, cũng như tăng cường uống nhiều nước ấm hàng ngày.
Về việc vệ sinh mũi, trước hết, người bệnh cần loại bỏ nước mũi và chất nhầy, sau đó sử dụng dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt hoặc nhỏ thuốc.
Đối với việc vệ sinh miệng và họng, súc miệng từ 2 – 4 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng có thể giúp giảm viêm và làm dịu cơn đau họng hiệu quả.
Uống nước ấm hàng ngày hoặc nước gừng, nước chanh với mật ong có thể giúp giảm ho, làm thông đờm và giảm đau họng. Bên cạnh đó, cần luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Phương pháp phòng ngừa tình trạng cảm lạnh đau đầu
Khi thời tiết chuyển mùa và biến đổi đột ngột, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của virus và vi khuẩn, dễ dàng xâm nhập và tấn công cơ thể con người. Để giảm nguy cơ mắc phải cảm lạnh, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với môi trường công cộng.
- Duy trì vệ sinh phòng ốc, nhà cửa, đảm bảo không gian sống và sinh hoạt luôn khô ráo, sạch sẽ. Cần thường xuyên vệ sinh và khử trùng đồ dùng hàng ngày.
- Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là khi họ đang mắc cảm lạnh.
- Thực hiện thường xuyên hoạt động vận động, rèn luyện sức khỏe, và duy trì chế độ ăn uống cân đối để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Cảm lạnh là một căn bệnh phổ biến ở đường hô hấp, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người cao tuổi. Mặc dù các triệu chứng thường không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để giảm nhẹ các triệu chứng, không nên xem thường tình trạng này và nên thực hiện các biện pháp giúp giảm bớt các triệu chứng. Nếu không được điều trị đúng cách, cảm lạnh có thể dẫn đến các vấn đề bệnh lý mạn tính và nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913