Hội chứng kháng phospholipid có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng
Tin Tức

Tác động nguy hiểm của hội chứng kháng phospholipid

Chứng kháng phospholipid có khả năng tạo ra cục máu đông trong các động mạch và tĩnh mạch, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ về chứng kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Hội chứng kháng phospholipid có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng
Hội chứng kháng phospholipid có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng

Tìm hiểu về hội chứng kháng phospholipid

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hội chứng kháng phospholipid (APS) là một loại rối loạn tự miễn hệ thống, xác định bởi sự xuất hiện của huyết khối trong tĩnh mạch hoặc động mạch, và/hoặc những sự kiện thai kỳ kèm theo việc tìm thấy kháng thể chống phospholipid trong các xét nghiệm tương ứng.

Nguyên nhân gây ra bệnh có thể bao gồm rối loạn tự miễn dịch, tác động phụ từ một số loại thuốc, và cũng có những trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm những người có rối loạn miễn dịch, tiềm ẩn nhiễm trùng, trong gia đình có người mắc bệnh, hay sử dụng các loại thuốc liên quan đến hội chứng kháng phospholipid.

Một số bệnh nhân mắc hội chứng này mà không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, việc phát hiện kháng thể này vẫn tăng nguy cơ hình thành cục máu đông khi phụ nữ mang thai, ít vận động trong thời gian dài, từng trải qua phẫu thuật, thói quen hút thuốc lá, cao cholesterol,…

Các triệu chứng thường gặp khi bị hội chứng kháng phospholipid

    • Khi có cục máu đông trong các động mạch hoặc tĩnh mạch ở chân, người bệnh thường trải qua sưng, đỏ và đau ở vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cục máu đông có thể di chuyển đến phổi, gây tắc mạch phổi.
    • Phụ nữ mắc hội chứng APS có thể gặp các vấn đề thai nghén như sảy thai, thai lưu, và các biến chứng thai kỳ như thai chậm phát triển, sinh non, hoặc tiền sản giật.
    • Đột quỵ do tắc mạch và huyết khối ở mạch não.
    • Mảng tím xanh hình lưới, viêm mạch gây tổn thương da.
    • Xuất hiện phát ban đỏ.

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh cũng có thể gặp phải những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn như:

    • Triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như đau mạn tính (thường là đau đầu). Nếu có cục máu đông gây cản trở lưu lượng máu đến não, bệnh nhân có thể mất trí nhớ hoặc trải qua co giật.
    • Người mắc hội chứng APS cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến van tim, rối loạn động mạch vành, và bệnh thận.
    • Có thể xuất hiện các trường hợp chảy máu mũi, chảy máu nướu, và các vấn đề tương tự.

Hội chứng kháng phosphlipid có nguy hiểm không?

Hội chứng kháng phospholipid có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng
Hội chứng kháng phospholipid có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng

Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng thông tin thêm, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện cục máu đông và mức độ tắc nghẽn lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, hội chứng kháng phospholipid (APS) có thể gây ra các biến chứng đa dạng và mức độ nguy hiểm khác nhau đối với từng bệnh nhân. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của APS:

    • Suy thận: Sự tăng đông máu có thể tạo cục máu đông giảm lưu lượng máu đến thận, gây tổn thương và suy thận, một tình trạng cực kỳ nguy hiểm.
    • Đột quỵ: APS có thể giảm lưu lượng máu đến não, tăng nguy cơ đột quỵ, gây ra tê liệt và mất khả năng nói.
    • Tác động đến tim mạch: Cục máu đông gây hỏng van trong tĩnh mạch, khiến máu quay về tim, gây sưng và tổn thương nghiêm trọng cho tim.
    • Gây tắc mạch phổi.
    • Gây ra nhiều biến chứng trong thai kỳ như tăng nguy cơ sinh non, thai lưu, tiền sản giật,…

Cách chẩn đoán và điều trị hội chứng kháng phospholipid

Phương pháp chẩn đoán:

Khi thăm khám lâm sàng, các tiêu chuẩn cho chẩn đoán APS bao gồm huyết khối tĩnh mạch hoặc những biến đổi không bình thường trong thai kỳ. Cận lâm sàng bao gồm:

    • Chất kháng đông LA phát hiện trong huyết tương tối thiểu 2 lần xét nghiệm cách nhau ít nhất 12 tuần.
    • Kháng thể IgG và/hoặc IgM chống cardiolipin và ß2 glycoprotein dương tính trong ít nhất 2 lần xét nghiệm cách nhau tối thiểu 12 tuần, đo lường bằng phương pháp ELISA chuẩn.

Phương pháp điều trị:

    • Heparin trọng lượng phân tử thấp: Dùng dự phòng hoặc điều trị theo chỉ định.
    • Warfarin: Dùng khi không mang thai, duy trì INR giữa 2.0 và 3.0.
    • Thuốc kháng tiểu cầu như aspirin và clopidogrel.

Phương pháp điều trị hỗ trợ bao gồm:

    • Tập luyện thường xuyên để duy trì sức khỏe cơ thể và tim mạch.
    • Dinh dưỡng khoa học.
    • Loại bỏ thuốc lá và giảm uống rượu để hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông.
    • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai và cân nhắc liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh.
    • Thăm khám y tế định kỳ, đặc biệt là nếu có bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường.
    • Phụ nữ mang thai cần thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm theo lịch trình để giảm nguy cơ biến chứng.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về hội chứng kháng phospholipid, mức độ nguy hiểm và cách kiểm soát bệnh.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *