Công tác phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần chỉ thành công khi có sự hợp tác tích cực của gia đình, bạn bè người bệnh và của cả cộng đồng. Đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
- Những thực phẩm thuần thực vật giàu canxi hơn cả sữa bò?
- Đừng chủ quan với bệnh Gan nhiễm mỡ!
- Rối loạn tiêu hoá nên uống thuốc gì? Làm sao để hết rối loạn tiêu hóa?
Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tâm thần
Đa số những người bệnh tâm thần đều có thể xử lý thành công tại gia đình và cộng đồng. Thái độ của gia đình và cộng đồng là nguyên nhân rất quan trọng đưa đến thành công trong điều trị. Công tác phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần chỉ thành công khi có sự hợp tác tích cực của gia đình, bạn bè người bệnh và của cả cộng đồng. Vậy người bệnh tâm thần cần được chăm sóc và phục hồi chức năng như thế nào, hãy cùng GV Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Định nghĩa
Người bị bệnh tâm thần là người có những biểu hiện bất thường về lời nói, hành động, hành vi, tính cách so với người bình thường.
2. Nguyên nhân
– Chấn thương tâm lý trong cuộc sống gia đình, xã hội, công việc.
– Chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tại nạn lao động,…
– Các tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện rượu bia, chất kích thích,…
– Nhiễm độc thần kinh trung ương.
– Các rối loạn nội tạng, nội tiết.
– Yếu tố di truyền.
– Tâm thần tuổi già.
3. Các biểu hiện để nhận biết người bị tâm thần
– Người bệnh thay đổi hành vi ứng xử tùy mức độ, có khi rất trầm trọng.
– Nhức đầu, mất ngủ, tính tình thất thường mà trước đây không thể hiện.
– Quá vui, quá buồn, rầu rĩ, ủ rủ, la hét, múa hát … không có lý do cụ thể.
– Họ nghe những âm thanh, nhìn thấy những hình ảnh không có thực.
– Tự cho mình có tài xuất chúng hoặc cho là có người theo dõi, ám hại mình.
– Lên cơn kích động hoặc nằm im và không ăn uống gì.
– Trí tuệ bị rối loạn.
– Quên, không có liên hệ thực tại không gian, thời gian, hoàn cảnh, mối quan hệ.
– Không tự chăm sóc bản thân, không làm việc, không có nhu cầu vè vui chơi gải trí.
4. Chăm sóc và phục hồi chức năng
Chăm sóc và PHCN cho người bị tâm thần bao gồm 3 lĩnh vực:
4.1. Lĩnh vực Y tế: bao gồm điều trị thuốc, điều trị tâm lý và tư vấn và Hướng dẫn các chức năng sống hàng ngày.
4.1.1. Sử dụng thuốc: điều quan trọng là cho người bệnh uống thuốc đủ liều, đủ thời gian:
– Người bệnh cần được khám, cấp thuốc và có sổ theo dõi.
– Phải đảm bảo cho người bệnh có đủ thuốc và đảm bảo chắc chắn họ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
– Thời gian điều trị thuốc kéo dài tiếp tục 2 năm sau khi kết thúc các triệu chứng.
4.1.2. Điều trị tâm lý và tư vấn:
– Tiếp xúc với người bệnh tâm thần phải có nghệ thuật. Trước tiên, hãy thử cố gắng tìm hiểu họ thích những gì, thích nói chuyện với ai. Tìm mọi cách để họ uống thuốc đều đặn.
– Sự dịu dàng, yêu thương và thông cảm là quan trọng đối với nhân viên phục hồi, làm cho người bệnh tin tưởng, hợp tác và phát huy thái độ thích hợp. Hãy biểu lộ ước mong chân thành giúp đỡ người bệnh.
– Sự từ chối của gia đình, bạn bè làm cho bệnh nhân nghi ngờ hơn, có khi còn có thái độ thù địch, thậm chí tấn công.
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, giải trí cho người bệnh tâm thần
4.1.3. Các chức năng sống hằng ngày:
Theo thông tin Ban Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM: Những hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng có tác dụng giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Những việc làm đều đặn hàng ngày đó giúp cho ngươì bệnh tập trung chú ý vào một việc và giảm thểu các hành động bất thường. Gia đình có thể nhắc nhỡ nhẹ nhàng người bệnh đi tắm, làm vệ sinh thân thể, chải tóc, thay quần áo… Những người bị nhẹ có thể khuyến khích họ tham gia các công việc nội trợ nhẹ nhàng nhưng cần giám sát và trợ giúp khi cần. Không nên để người bệnh tâm thần làm một việc gì quá lâu, mà nên nghỉ giải lao nhiều hơn, thường xuyên hơn.
Hướng dẫn các chức năng sinh hoạt hàng ngày là cần thiết như chăm sóc vệ sinh, ăn uống và người bị tâm thần có nhân cách thay đổi, không còn tự chăm sóc được bản thân.
+ Hướng dẫn người bệnh tự ăn uống: Người bệnh thường xuyên không ăn uống đúng lúc và không ăn những thức ăn cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Họ không đẻ ý đến cách ăn uống nên hay làm đổ thức năn, nước uống, làm bẩn quần áo. Huớng dẫn cho họ cách ăn uống vệ sinh và ăn cơm chung với gia đình.
+ Hướng dẫn họ giữ vệ sinh: Người bệnh thường bẩn thủi, lôi thôi do họ không còn biết lo lắng đến việc giữ vệ sinh. Cần huấn kluyện cho họ làm những việc dễ dàng như tắm rửa, đánh răng, chải đầu, rửa tay trước khi ăn và sau khi ăn, tự đi đại tiểu tiện.
+ Hướng dẫn tự mặc quần áo: người bị bệnh tâm thần thường mặc những quần áo và trang phục bất thường hoặc quần áo bẩn thỉu. Cần Hướng dẫn cho họ trở lại cách ăn mặc như trước lúc bị bệnh.
Tổ chức các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe cho người bệnh tâm thần
4.2. PHCN về lĩnh vực xã hội và gia đình
– Giải thích cho những người trong cộng đồng rõ thay đổi hành vi của ngưyơì bệnh là do bệnh chứ không phải là do ý đồ. Thuyết phục để cộng đồng quan tâm, chấp nhận và giúp đỡ người bệnh, chăm sóc họ, tạo điều kiện cho họ hòa nhập với xã hội.
– Gia đình cần phải chấp nhận sự thay đổi hành vi của người bệnh, làm cho họ có cảm giác được yêu thương, an toàn và là thành viên của gia đình và cộng đồng.
– Cán bộ y tế phải giải thích cho gia đình rõ về bệnh tật, để gia đình chia sẽ trách nhiệm với cán bộ y tế đối với người bệnh tâm thần.
4.3. PHCN trong lĩnh vực kinh tế
– Thuyết phục người bệnh trở lại vai trò và trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Càng tham gia sinh hoạt sớm thì khả năng phục hồi càng nhanh.
– Làm cho người bệnh quan tâm đến cuộc sống và chủ động trong cuộc sống là điều rất quan trọng. Hãy tạo điều kiện và khuyến khích họ tìm việc làm.
– Hướng dẫn họ tham gia và làm các công việc trong gia đình như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa…
Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913