Tin Tức

Cách chăm sóc và phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ chỉ thành công khi có sự hợp tác tích cực của gia đình và của cả cộng đồng. Vậy việc chăm sóc và phục hồi như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ phát huy hết khả năng tư duy

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm, khả năng học tập chậm hơn so với các trẻ cùng tuổi, biểu hiện chậm phát triển các kỹ năng “thích ứng” như giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, kỹ năng xã hội, học tập, sở thích,… Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ chỉ thành công khi có sự hợp tác tích cực của gia đình và của cả cộng đồng. Các em cần được chăm sóc và phục hồi như thế nào, hãy cùng Ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân và cách phòng ngừa

1.1. Nguyên nhân

Các yếu tố xảy ra trước, trong và sau khi sinh gây tổn thương não ở trẻ em:

1.1.1. Yếu tố nguy cơ trước sinh:

– Đột biến nhiễm sắc thể: Hội chứng Down (thừa nhiễm sắc thể số 21),…

– Bệnh chuyển hóa, di truyền.

– Nhiễm trùng bào thai (cúm, nhiễm rubella,…).

– Mẹ dùng thuốc (nghiện rượu, ma túy và một số thuốc khác).

– Suy dinh dưỡng bào thai (cân nặng khi sinh dưới 2500 gr).

1.1.2. Yếu tố nguy cơ trong sinh:

– Sinh non dưới 37 tuần.

– Ngạt trong khi sinh phải điều trị bằng ôxy, thở máy,…

– Các biện pháp can thiệp sản khoa: hút thai, dùng kẹp thai…

– Vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày 1-3) kèm theo dấu hiệu thần kinh (bỏ bú, tím tái, hôn mê).

– Hạ đường huyết sau sinh nặng kèm suy hô hấp nặng.

– Chảy máu não-màng não.

1.1.3. Yếu tố nguy cơ sau sinh:

– Nhiễm khuẩn thần kinh như: viêm não, viêm màng não,…

– Suy hô hấp nặng.

– Chấn thương sọ não, ngộ độc, động kinh không kiểm soát được, suy dinh dưỡng nặng,…

– Một số bệnh nội tiết, chuyển hóa, di truyền,…

1.1.4. Không rõ nguyên nhân.

1.2. Phòng ngừa

– Khi mang thai bà mẹ cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ, không được uống thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ.

– Khám thai thường quy để phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai nhi có nguy cơ gây tổn thương não của trẻ.

– Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế là biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não gây chậm phát triển trí tuệ.

Khám thai thường quy giúp phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ có khả năng gây tổn thương não của trẻ.

2. Phát hiện sớm

Dấu hiệu chung giúp nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ:

– Đáp ứng chậm hoặc không đáp ứng với lời nói và với mọi việc diễn ra xung quanh.

– Diễn đạt không rõ ràng suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản thân,…

– Tiếp thu lời nói chậm và ngôn ngữ không lời.

– Khả năng hiểu chậm về những điều được nghe, sờ và nhìn thấy,…

– Khả năng đưa ra quyết định chậm, kể cả những việc đơn giản.

– Khả năng tập trung kém.

– Khả năng nhớ hạn chế.

– Kém điều hợp vận động toàn thân hoặc các vận động khó khăn (mút, nhai, ăn, sử dụng bàn tay). Chậm phát triển vận động thô (ngồi, bò, đứng, đi, lẫy), vận động tinh (sử dụng bàn tay,…).

– Rối loạn hành vi: đập đầu vào vật, đập phá,…

3. Các biện pháp can thiệp

3.1. Nguyên tắc:

– Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ.

– Can thiệp phục hồi chức năng phối hợp với giáo dục tại trường học,…

– Phối hợp can thiệp tại các trung tâm, trường học và chương trình can thiệp tại nhà,…

– Khám đánh giá về sự phát triển vận động thô – tinh, giao tiếp – ngôn ngữ, cá nhân – xã hội, trí tuệ thường quy 6 tháng/lần tại các khoa/trung tâm phục hồi chức năng.

3.2. Mục tiêu:

– Kích thích sự phát triển về vận động thô và vận động tinh.

– Kích thích kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.

– Kích thích phát triển trí tuệ.

3.3. Các biện pháp can thiệp sớm:

3.3.1. Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ:

– Vận động: xoa bóp, các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng, đi.

– Hoạt động trị liệu:

+ Hướng dẫn vận động tinh của hai bàn tay: Kỹ năng cầm đồ vật; kỹ năng với cầm đồ vật.

+ Hướng dẫn kỹ năng sinh hoạt hằng ngày: Kỹ năng ăn uống, mặc quần áo, đi giày dép, vệ sinh cá nhân (tắm rửa, đánh răng, rửa mặt), kỹ năng nội trợ (đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp).

+ Hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp: Chọn nghề, học nghề phù hợp.

– Ngôn ngữ trị liệu: Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm; Hướng dẫn kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.

+ Nguyên tắc ngôn ngữ trị liệu:

* Can thiệp sớm về giao tiếp và ngôn ngữ được bắt đầu ngay khi trẻ được phát hiện là chậm phát triển trí tuệ.

* Can thiệp phải đồng thời với các biện pháp khác như tạo thuận vận động thô, hoạt động trị liệu.

* Chương trình can thiệp sớm về giao tiếp và ngôn ngữ phải dựa vào đánh giá về chức năng của trẻ.

+ Hướng dẫn kỹ năng giao tiếp sớm bao gồm:

* Hướng dẫn kỹ năng tập trung: Kích thích trẻ nhìn, kích thích trẻ nghe.

* Hướng dẫn kỹ năng bắt chước: trẻ học mọi thư thông qua bắt chước.

* Hướng dẫn kỹ năng chơi: thông qua chơi trẻ học được nhiều về kỹ năng giao tiếp sớm, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động thô (bò, trườn, đứng, đi), kỹ năng vận động tinh (cầm nắm đồ vật, với cầm), kỹ năng sinh hoạt hàng ngày (tắm, rửa, mặc quần áo…), cảm giác (nhìn, nghe), khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng giải quyết vấn đề,…

* Hướng dẫn giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh:

• Giao tiếp bằng cử chỉ bao gồm: ánh mắt, cử động của cơ thể, chỉ tay, với tay về phía trẻ muốn, giơ tay đòi bé, giơ tay vẫy chào khi tạm biệt…

• Giao tiếp bằng tranh ảnh: tranh, sách truyện trẻ em …

3.3.2. Giáo dục mầm non.

3.3.3. Thuốc (tùy thuộc bệnh): Theo GV Cao đẳng Y Dược TPHCM có các thuốc gồm: thuốc chống động kinh, hormon giáp trạng, tăng tuần hoàn não…

3.3.4. Giáo dục trẻ và tư vấn cho gia đình

– Giáo dục mẫu giáo, phổ thông giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí tuệ hội nhập xã hội ở mức cao nhất. Các hình thức giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ: giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt, lớp học tình thương, học tại nhà.

– Ban điều hành chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và cha mẹ có trách nhiệm trong việc cho trẻ đi học mẫu giáo, phổ thông.

– Các cơ sở phục hồi chức năng có trách nhiệm cung cấp thông tin và tư vấn cho gia đình trẻ.

Hướng dẫn trẻ chậm phát triển trí tuệ giao tiếp bằng cử chỉ

3.3.5. Hỗ trợ về tâm lý

Trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ nếu không được phục hồi chức năng sớm có thể có những vấn đề tâm lý, do đó trẻ cần được hỗ trợ về mặt tâm lý.

– Gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật của mình để trẻ chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật.

– Về phí trường học, cần giải thích cho các học sinh trong trường hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ chậm phát triển trí tuệ để có sự thông cảm và giúp đỡ.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *