Cải trời với tên Hạ khô thảo nam, Cải ma, … Cây thảo dược được dân gian biết đến như một loại rau ăn được nhưng cũng chữa bệnh như loại thuốc kháng khuẩn, cầm máu, tiêu viêm, hạ sốt…
- Nhhững lợi ích về sức khỏe mà gừng mang lại!
- Long nha thảo – Dược liệu quý đối với các bệnh lý chảy máu
- Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hy thiêm
Toàn cây cải trời ở Việt Nam
Hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu thêm qua bài viết dưới sau.
1. Đặc điểm chung cây dược liệu
- Tên gọi khác; Hạ khô thảo nam, Cải ma, Kim đầu tuyến…
- Tên khoa học : Blumea Lacera DC., họ Cúc Asteraceae.
1.1. Mô tả thực vật:
Cải trời là loại cỏ cao 30 – 55 cm, mọc thẳng, có thân phân cành ít hay nhiều, Thân có lông dày, có rãnh khía, màu lục hoặc tím đỏ.
Lá mọc so le, phía dưới đơn hoặc hơi xẻ, mép có răng cưa, dài 8 cm, rộng 3 – 4 cm, có nhiều lông nhất là mặt dưới.
Hoa hình đầu mọc thành cụm, rộng 5mm, có màu vàng hoặc màu trắng.
Quả hình quả trám, không có gân, thuôn dài, có 4 góc và nhẵn.
Cây ra hoa và quả vào tháng 3 – 6.
Hình ảnh các bộ phận hoa, lá thân cây Cải trời
1.2. Phân bố – Thu hái:
Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và Malaysia. Ở Việt Nam, cải trời thường mọc ở ruộng và những bãi đất trống,… và phân bố nhiều ở Thừa Thiên – Huế , mien Trung – Tây Nguyên hay một số tỉnh Miền tây Nam bộ.
Thu hái cây vào mùa xuân – hè. Khi hái, nhổ cả cây, rửa sạch, thái nhỏ và phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn.
2. Bộ phận dùng
– Làm thuốc: Dùng toàn cây có thể dùng tươi hoặc khô
– Làm thức ăn: dùng lá tươi.
3. Thành phần hoá học
Chủ yếu chứa Tinh dầu ~0.09%, tinh dầu chứa 60% cineol, khoảng 6% citral, 10% fenchon.
Lá chứa Flavonoid và các dẫn xuất rượu campesterol, coniferyl trong lá, và flavon.
Vỏ rễ chứa triterpenes và sterol.
Tinh dầu của lá chủ yếu là thymoquinol dimethyl ete, α-humulene β-caryophyllene, và E-β-farnesene.
4. Tính chất dược lý
*Theo y học cổ truyền:
– Cải trời có mùi thơm, vị đắng, tính bình, quy vào kinh can.
– Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, đánh tan hòn cục tốt.
– Chủ trị: chữa trị được sốt, sổ mũi, bí tiểu, bệnh ho khan, băng huyết và mất ngủ,… đặc biệt là còn làm tan bướu ở cổ.
– Lá dược liệu làm rau ăn giúp cho nhuận tràng, mát gan, hoặc giúp bồi bổ cơ thể.
* Theo như y học hiện đại:
– Người ta dùng cây thuốc này để có thể chữa bệnh về lao hạch, hạch mủ, và lao bã đậu rất hiệu quả khi kết hợp cùng với cây Xạ can.
– Dịch Chiết xuất từ cây có khả năng kháng khuẩn nhẹ đối với Bacillus, Salmonella, Staphylococcus aureus, vi nấm Blastomyces dermatitidis do chứa flavonoid.
– Chiết xuất từ rễ có hoạt tính chống tiêu chảy.
– Dịch chiết xuất có hoạt tính tẩy giun sán.
– Dịch chiết lá có tác dụng chống co thắt hồi tràng.
Cải trời có tác dụng, kháng khuẩn đường ruột. giảm tiêu chảy
Công dụng, liều dùng:
1. Công dụng
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Cải trời mùi thơm, vị đắng, tính bình.quy vào kinh Can
Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, đánh tan hòn cục tốt.
Chủ trị: chữa trị được sốt, sổ mũi, bí tiểu, bệnh ho khan, băng huyết và mất ngủ,… đặc biệt là còn làm tan bướu ở cổ.
– Lá dược liệu àm rau ăn giúp cho nhuận tràng, mát gan, hoặc giúp bồi bổ cơ thể.
Dùng tẩy giun sán, chống sốt. Làm se khít lỗ chân lông.
Theo y học của người Ấn, Cải trời được coi là vị đắng, tính kinh, chát, thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, tiêu hóa, tẩy giun sán, thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu, khử độc tố và chất kích thích.
Và có tác dụng kháng khuẩn, chống bệnh bạch cầu và chống viêm.và người dân lọc nước sạch uống hằng ngày.
Ở Philippines, nước sắc hoa tươi 30 g trong 1 lít nước, đun sôi còn nửa lít. chữa bệnh viêm phế quản – dùng trước bữa ăn để giảm triệu chứng ho và đau họng. Nước sắc hoa tươi này được cho là có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm sự viêm nhiễm trong đường hô hấp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao đều đặn cũng là cách hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Nước sắc lá dùng tẩy giun sán, giun chỉ, nấm da đầu. Nước sắc của lá, còn cầm máu.
Cây dùng làm thuốc lợi tiểu.
Ở Malaysia, còn dùng tinh dầu để có thể xua đuổi sâu bọ
2. Liều dùng: Dùng dạng thuốc sắc. Hàng ngày 10 – 30 g.
Món canh từ Cải trời rất bổ dưỡng
5. Những Bài thuốc kinh nghiệm
1. Chữa trị viêm tắc tĩnh mạch chi
Cải trời 12 g, Ngưu tất 12 g, Tang ký sinh 12 g, Huyền sâm 12 g, Thạch hộc 12 g, Đương quy 12 g, Độc hoạt 12 g, Cốt toái bổ 12 g, Phù bình 15 g, Kim ngân hoa 15 g, Thổ phục linh 15 g, Tỳ giải 10 g, Cam thảo 8 g.
Đem Sắc uống 2 lần/1 ngày/1thang
2. Chữa trị thủy đậu ở trẻ em
Cải trời, Bồ công anh, Thổ phục linh và Cam thảo nam, Sài đất mỗi vị 20g.
Sắc uống ngày 3 lần/1 ngày.
3. Chữa trị bệnh vẩy nến
Cải trời 80 – 120 g, Thổ phục linh 40 – 80 g.
Sắc với 500 ml nước trong 3 giờ ở nồi hấp 150oC, còn 300 ml.
Uống trong ngày.chia làm 3 – 4 lần.
4. Chữa trị vết thương chảy máu, lở ngứa và mụn nhọt ngoài da
Dùng Cải trời 20 – 30g.
Sắc uống hằng ngày, đồng thời dùng tươi đem giã nát và đắp ở ngoài.
5. Chữa trị hạch bã đậu, hạch rò mủ, lao hạch
Dùng cải trời 20g và Xạ can 10g
Sắc uống ngày 1 thang , uông liên tục trong vòng nhiều tháng.
6. Chữa trị bệnh bướu cổ:
– Nếu làm nước uống: Dùng~ 30g cây khô tương đương với 1 lạng tươi.
– Đem nấu với 1,5 lít nước để uống, dùng ít nhất trong vòng 1 tháng sẽ có hiệu quả.
– Nếu dùng để nấu cao: lấy cây cải trời đun cạn với nước để làm dạng cao lỏng. Cách này thì tiện lợi hơn.
6. Những lưu ý trước khi dùng:
– Không dùng cây cải trời với số lượng lớn vì có thể gây khó thở, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, mắt mờ, chóng mặt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
– Không nên dùng cây vì cải trời tương tác với các loại thuốc an thần.
– Tránh nhầm lẫn cây cải trời với vị thuốc hạ khô thảo (hay còn gọi là hạ khô thảo bắc).
Cải trời là loại rau ăn đồng thời là vị thuốc nam được dùng nhiều trong Đông y, có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Tuy nhiên đây là những bài thuốc chỉ có tác dụng tham khảo. Người dùng không nên tự ý phối hợp thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn. Người dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng./.
Nguồn: DsCKI. Nguyễn Quốc Trung – caodangyduoctphcm.com.vn tổng hợp
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913