Trẻ em béo phì có thể do ít hoạt động thể chất
Tin Tức

Tại sao trẻ em béo phì và cách phòng tránh hiệu quả

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em béo phì đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cần làm gì để phòng tránh và hạn chế béo phì ở trẻ em?

Trẻ em béo phì đang gia tăng hiện nay
Trẻ em béo phì đang gia tăng hiện nay

Tình trạng béo phì là gì?

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, béo phì được hiểu đơn giản là tình trạng thừa cân và tích tụ mỡ dư thừa trên cơ thể. Điều này có nghĩa rằng, ngoài cân nặng là yếu tố quan trọng nhất, chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến tỷ lệ mỡ – đặc biệt là mỡ thừa trong cơ thể.

Cả người lớn và trẻ em bị béo phì đều phải đối mặt với các nguy cơ sức khỏe, bao gồm các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, béo phì còn ảnh hưởng nhiều đến vóc dáng và ngoại hình, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm và xấu hổ, từ đó đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ em béo phì

Trẻ em được coi là béo phì khi có chỉ số BMI từ 30 trở lên. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý

Đây là nguyên nhân chính, chiếm từ 60-80% các trường hợp. Nếu trẻ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo, nguy cơ thừa cân, béo phì sẽ cao. Ngoài ra, việc trẻ ăn quá nhiều, nhiều hơn nhu cầu thực tế, khiến cơ thể dư thừa năng lượng, và lượng năng lượng dư thừa này tích tụ lại dẫn đến béo phì.

Yếu tố di truyền

Trẻ em có thể bị béo phì do yếu tố di truyền. Tỷ lệ trẻ bị béo phì cao hơn nếu phụ huynh cũng bị béo phì so với nhóm trẻ có bố mẹ bình thường.

Ít hoạt động thể chất

Cả người lớn và trẻ em ít vận động đều có nguy cơ thừa cân, béo phì. Nhiều trẻ sau khi ăn chỉ ngồi chơi game, xem tivi hoặc nằm một chỗ thay vì ra ngoài chơi và hoạt động thể chất. Điều này khiến cơ thể ít đốt cháy calo, dẫn đến dư thừa năng lượng và tích tụ mỡ.

Trẻ em béo phì có thể do ít hoạt động thể chất
Trẻ em béo phì có thể do ít hoạt động thể chất

Tâm lý xã hội

Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, yếu tố tâm lý cũng góp phần vào béo phì ở trẻ. Trẻ em trong gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên cãi vã, hoặc trẻ bị căng thẳng, áp lực từ học hành có xu hướng ăn nhiều, đặc biệt là đồ ngọt để giải tỏa tâm lý, dẫn đến thừa cân, béo phì. Các thói quen xấu như vừa ăn vừa xem tivi, ngủ trễ và ăn khuya, ăn xong không vận động cũng làm tăng nguy cơ béo phì.

Yếu tố bệnh lý

Một số bệnh lý có thể khiến trẻ béo phì, chẳng hạn như bệnh về tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp), tổn thương não – hệ thần kinh, trầm cảm. Một số thuốc điều trị bệnh cũng có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Phương pháp phòng ngừa trẻ em béo phì

Trẻ bị béo phì phải đối mặt với nhiều bệnh lý và gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Vì vậy, việc phòng ngừa béo phì ở trẻ em là rất quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa béo phì ở trẻ em. Bố mẹ cần từ bỏ suy nghĩ rằng con càng bụ bẫm thì càng dễ thương và khỏe mạnh. Khi thấy con tăng cân chậm, không nên vội vàng bổ sung các loại sữa cao năng lượng hay thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Thay vào đó, cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và nhu cầu của trẻ. Đảm bảo trẻ ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ trong ngày. Bữa chính cần đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bữa phụ nên ưu tiên các loại sữa chua, hoa quả; tránh xa thức ăn nhanh, bánh kẹo và nước ngọt có ga.

Khuyến khích vận động ngoài trời

Vận động ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trước hết, vận động giúp đốt cháy năng lượng, phòng ngừa béo phì. Ngoài ra, vận động tăng cường sức khỏe xương khớp và thúc đẩy xương phát triển, giúp trẻ cao lớn hơn. Vui chơi ngoài trời cũng cải thiện tinh thần, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Do đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất mỗi ngày là rất cần thiết.

Theo dõi sự phát triển của trẻ

Để phòng tránh béo phì và nắm bắt tình hình phát triển của trẻ, hãy theo dõi chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên theo dõi hàng tháng. Với trẻ lớn hơn, kiểm tra mỗi 3-6 tháng. Đảm bảo các chỉ số nằm trong tiêu chuẩn; nếu thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng tiêu chuẩn, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ cho phù hợp.

Xét nghiệm gen cho trẻ

Nếu gia đình có người bị béo phì, hãy làm xét nghiệm gen cho trẻ. Nếu kết quả cho thấy trẻ có nguy cơ béo phì bẩm sinh, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn phù hợp. Quan trọng nhất là xây dựng chế độ ăn nghiêm ngặt, khuyến khích trẻ vận động và theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng của trẻ.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *