Trên cơ thể, da cung cấp môi trường sống lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Khi da bị tổn thương, điều kiện này sẽ thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn.
Tổng quan về nhiễm trùng da do vi khuẩn
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, nhiễm trùng da do vi khuẩn là một vấn đề bệnh lý phổ biến. Chúng có thể chia thành hai loại chính: nhiễm trùng của da và mô mềm, cùng với nhiễm trùng cấp tính của da.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do các vi khuẩn như tụ cầu và liên cầu. Khi những vi khuẩn này xâm nhập vào da, chúng gây tổn hại và ảnh hưởng đến cấu trúc của da và các cấu trúc liên quan.
Người bệnh mắc phải nhiễm trùng da do vi khuẩn cần được điều trị để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập sâu vào các lớp da, và tránh tình trạng nhiễm trùng lan sang máu gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Các loại bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn phổ biến
Dưới đây là danh sách các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn phổ biến mà bạn nên đề phòng.
Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn phổ biến, thường do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu nhóm A gây ra. Các yếu tố như vệ sinh da kém, sống trong môi trường đông đúc, tiếp xúc với da bị nhiễm khuẩn cũng có thể tăng nguy cơ lây nhiễm. Triệu chứng thường gặp là sưng đỏ đột ngột, đau và có thể có bóng nước phồng rộp trên da. Điều trị thường bao gồm sử dụng kháng sinh trong khoảng 5 đến 10 ngày, hoặc lâu hơn nếu bệnh nặng.
Viêm nang lông
Viêm nang lông xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các lỗ chân lông trên da, thường gặp ở các vùng như lưng, chân, cánh tay, mông,… Mặc dù không nguy hiểm, nhưng có thể gây ra đau, ngứa, và khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ da. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể để lại sẹo khi lông bị rụng. Dấu hiệu của bệnh là sự xuất hiện của các nốt đỏ trên da, có thể có mủ, và lông thường mọc ngay giữa các nốt này. Để điều trị, thường sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để kiểm soát và thường thì bệnh sẽ được lành sau khoảng 1 – 2 tuần. Ngoài ra, còn có loại viêm nang lông do tắm bồn nước nóng gây ra, do vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa, là một dạng đặc biệt khác của bệnh lý này.
Viêm quầng
Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, viêm quầng là bệnh do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra, thường tổn thương sâu đến lớp hạ bì của da. Triệu chứng bao gồm da sưng phồng, đỏ, nóng bừng. Để điều trị, bác sĩ thường sẽ kê đơn kháng sinh.
Chốc lở
Chốc lở là bệnh do vi khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra, thường gặp ở trẻ em khi tiếp xúc với nhau ở nhà trẻ, trường học. Bệnh thường xuất hiện các vết loét đỏ chứa dịch lỏng gần miệng, mũi. Các vết loét sau khi qua giai đoạn viêm nhiễm có thể vỡ ra, chảy dịch và hình thành lớp vỏ bọc màu vàng nâu bên ngoài da. Để điều trị, thường sử dụng thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh để bôi trực tiếp lên vùng da bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng huyết.
Ung nhọt
Ung nhọt là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn Staphylococcus chủ yếu gây ra, thường xảy ra sâu bên trong da và gây viêm, tích tụ mủ thành các khối lớn.
Kích thước của ung nhọt thường dao động từ một hạt đậu nhỏ đến một cây nấm cỡ vừa. Kích thước lớn hơn thường đi kèm với mức độ nhiễm trùng nặng. Để điều trị ung nhọt, cần dẫn lưu và vệ sinh khu vực mủ mà không gây tổn thương.
Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin
Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin là bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra, có khả năng kháng một số loại thuốc kháng sinh và lây lan dễ dàng qua tiếp xúc da. Người bệnh thường xuất hiện nhiều cục da màu u đỏ như nhọt trên da và có thể có các triệu chứng như ớn lạnh, sốt, khó thở, mệt mỏi,… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu bên trong cơ thể như van tim, phổi, xương, khớp, huyết quản.
Hậu bối
Hậu bối là bệnh do vi khuẩn Staphylococcus gây ra, thường tấn công vào các vùng da ẩm ướt như mũi, miệng, đùi, nách,… Bệnh này có thể hình thành các khối u từ một hạt đậu lăng đến một cây nấm trung bình và chứa mủ. Chúng có thể gây đau khi tiếp xúc. Để điều trị, người bệnh thường được sử dụng kháng sinh uống hoặc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh và tắm rửa hàng ngày cũng rất quan trọng với việc sử dụng các sản phẩm xà phòng hoặc sữa tắm kháng khuẩn.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913