Không nên chủ quan khi mắc u nang phổi
Tin Tức

U nang phổi ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

U nang phổi có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Mặc dù phần lớn u nang phổi được chẩn đoán là lành tính, người bệnh không nên chủ quan. Tìm hiểu về u nang phổi, nguyên nhân và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn có biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Không nên chủ quan khi mắc u nang phổi
Không nên chủ quan khi mắc u nang phổi

Các loại u nang phổi thường gặp

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, để hiểu u nang phổi có nguy hiểm không, bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Khái niệm về u nang phổi

U nang phổi là hiện tượng mô hoặc tế bào phổi phát triển bất thường, dẫn đến hình thành khối u tại phổi. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng dị sản. Phần lớn các khối u này là lành tính, nhưng người bệnh vẫn cần phải kiểm soát và theo dõi định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại u nang phổi thường gặp

U nang phổi được phân thành nhiều loại khác nhau và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong phổi, trong đó phổ biến là:

    • U tuyến phế quản: Đây là hiện tượng loạn sản xảy ra trong lòng ống phế quản hoặc tuyến nhầy của phổi. Dù là một dạng lành tính, nhưng u tuyến phế quản vẫn có khả năng trở thành ác tính, với tỷ lệ mắc ở nam và nữ là như nhau.
    • Papillomas (u nhú): Tình trạng này xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường và nhô ra khỏi niêm mạc nơi chúng trú ngụ. Papillomas chủ yếu xuất hiện trong các ống phế quản và ít gặp hơn so với các loại u lành tính khác.
    • Hamartomas: Chiếm khoảng 55% các trường hợp u nang phổi lành tính và khoảng 8% các loại u phổi. Đây là dạng u phổ biến nhất, với khoảng 80% trường hợp được tìm thấy ngoài phổi và 20% trong các ống phế quản. Hamartomas có nguồn gốc từ chất béo, mô liên kết, sụn và cơ, thường có đường kính < 4cm, hình nốt tròn như đồng xu, bỏng ngô hoặc lông cừu.
    • Các dạng u nang phổi khác: Các khối u nang có nguồn gốc từ mô mỡ, mô liên kết như chondromas và lipomas thường không phổ biến.

Nắm vững các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về u nang phổi và tầm quan trọng của việc theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Bệnh u nang phổi có gây nguy hiểm không?

U nang phổi có thể ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng
U nang phổi có thể ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, qua những thông tin trên chắc hẳn đã giúp hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của u nang phổi. Thực chất, các khối u nang lành tính trong phổi không xâm lấn hay di căn sang các vùng lân cận và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng các khối u lành tính này có thể chuyển hóa thành ung thư (ác tính). Mặc dù những trường hợp này rất hiếm, nhưng không phải là không thể xảy ra. Do đó, khi phát hiện u nang phổi lành tính, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về chế độ chăm sóc sức khỏe và tái khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.

Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa bệnh u nang phổi

Bất kỳ tình trạng bất thường nào của cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, dù bạn đã hiểu rõ u nang phổi có nguy hiểm hay không, bạn vẫn cần tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh để chăm sóc bản thân và những người xung quanh tốt hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây u nang phổi chưa được xác định rõ, nhưng các yếu tố có khả năng cao gây ra bao gồm:

    • U nhú xuất huyết ở người nhiễm HIV chưa được điều trị hoặc kiểm soát tốt.
    • Sẹo, dị tật hoặc dị dạng bẩm sinh ở phổi.
    • Hút thuốc lá.
    • Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng vào đường hô hấp và phổi.
    • Bệnh viêm khớp dạng thấp, u hạt Wegener, áp xe phổi, Sarcoidosis.

Phòng tránh u nang phổi

Mặc dù u nang phổi ít ảnh hưởng đến sức khỏe, việc phòng bệnh vẫn rất quan trọng. Một số biện pháp phòng tránh gồm:

    • Không hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và hóa chất độc hại.
    • Chế độ ăn uống khoa học.
    • Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng.
    • Đeo khẩu trang khi vào nơi công cộng đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh đường hô hấp.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *