Không chỉ người lớn tuổi, hiện nay nhiều người trẻ cũng đang đối mặt với nguy cơ suy thận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ và gợi ý một số biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh suy thận
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trước khi đi sâu vào nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, hãy cùng điểm qua một số thông tin cơ bản về căn bệnh nguy hiểm này.
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố và tham gia sản xuất một số hormone thiết yếu cho cơ thể. Khi thận suy giảm chức năng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, khó ngủ, khó tập trung.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Da khô, ngứa, hay bị chuột rút.
- Phù nề ở mắt cá chân, cẳng chân và có thể lan toàn thân trong giai đoạn nặng, kèm theo đau tức ngực và khó thở.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Rối loạn tiểu tiện: tiểu nhiều/lắt nhắt, nước tiểu có thể có bọt hoặc lẫn máu.
Hiện tại, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn suy thận. Các biện pháp điều trị như lọc máu, lọc màng bụng hoặc ghép thận chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Thời gian sống của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối rất khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng, bệnh lý kèm theo và mức độ tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Người trẻ bị suy thận do nguyên nhân nào?
Suy thận là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy phổ biến hơn ở người cao tuổi nhưng hiện nay lại có xu hướng gia tăng ở người trẻ, thậm chí nhiều trường hợp mắc bệnh khi chưa đến 30 tuổi.
Các nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ bao gồm:
Dị tật bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra đã có bất thường ở thận như chỉ có một quả thận, một bên thận không hoạt động đúng chức năng, thận nằm sai vị trí (quá cao hoặc quá thấp), hoặc có dị tật ở bàng quang và niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, làm tăng nguy cơ trào ngược nước tiểu lên thận. Dù nhiều trường hợp dị tật không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng trẻ mắc dị tật bẩm sinh về thận có nguy cơ suy thận cao hơn bình thường, vì vậy cần được theo dõi và khám định kỳ sớm.
Lối sống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, uống nước ngọt có gas, ăn thực phẩm chứa chất bảo quản, ít vận động… là những yếu tố có thể làm tổn thương thận theo thời gian.

Nhiễm trùng thận: Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng thận có thể dẫn đến viêm thận kẽ, viêm cầu thận… Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng viêm kéo dài có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn.
Hội chứng thận hư: Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng phù mặt, tay, chân và có thể tiến triển thành suy thận nếu không điều trị kịp thời.
Tăng huyết áp: Huyết áp cao kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu trong thận, làm giảm chức năng lọc của cơ quan này.
Bệnh tiểu đường: Người trẻ bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh thận do đường huyết cao ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ nuôi thận. Về lâu dài, thận có thể suy giảm chức năng, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể.
Tắc nghẽn hệ tiết niệu: Các vấn đề như sỏi thận, hẹp niệu đạo, trào ngược bàng quang – niệu quản… cũng có thể gây ứ nước và tổn thương thận.
Phương pháp phòng ngừa suy thận ở người trẻ
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, bạn cũng nên trang bị những kiến thức cơ bản để chủ động phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe thận. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích:
Trong thai kỳ: Để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến thận và các cơ quan khác, phụ nữ mang thai nên có chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng:
- Ăn nhạt giúp giảm áp lực cho thận và phòng ngừa bệnh tim mạch.
- Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Lối sống sinh hoạt:
- Ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
- Kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
- Cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
- Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể.
Khám sức khỏe định kỳ: Đây là cách tốt nhất giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm các vấn đề về thận và can thiệp kịp thời. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định chuyên môn.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913