Viêm hô hấp ở trẻ thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra, đặc biệt dễ tấn công khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Dù là bệnh phổ biến, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về hô hấp, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu về viêm hô hấp trên ở trẻ
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm hô hấp trên ở trẻ là thuật ngữ chỉ các bệnh lý xảy ra tại đường hô hấp phía trên, bao gồm mũi, họng, hầu, xoang và thanh quản. Đây là những cơ quan đầu tiên tiếp xúc với không khí, nơi không khí được làm ấm, làm ẩm và lọc bụi bẩn trước khi di chuyển đến phổi.
Do phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, các cơ quan này dễ bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng viêm. Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng dễ mắc bệnh viêm hô hấp trên nhất.
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm hô hấp trên ở trẻ
Nguyên nhân viêm hô hấp trên ở trẻ chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra. Cụ thể:
- Virus: Các loại virus như virus sởi, cúm,… thường là nguyên nhân phổ biến. Chúng dễ lây lan nhưng thường không gây triệu chứng quá nghiêm trọng.
- Vi khuẩn: Một số loại như Bordetella, tụ cầu khuẩn,… cũng có thể gây viêm, nhất là khi hệ miễn dịch trẻ suy yếu.
Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng từ thể trạng và môi trường sống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Thể trạng yếu: Gặp ở trẻ sơ sinh, sinh non, suy dinh dưỡng hoặc có hệ miễn dịch kém.
- Tác nhân môi trường: Khói bụi, không khí lạnh, thay đổi thời tiết,… là những yếu tố dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên.
Viêm hô hấp trên ở trẻ có triệu chứng gì?

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, các triệu chứng viêm hô hấp trên ở trẻ khá dễ nhận biết, bao gồm:
- Trẻ bị sốt.
- Xuất hiện các cơn ho, có thể có đờm hoặc không.
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
- Đau rát họng, khó nuốt.
- Trẻ biếng ăn, bỏ bú.
- Nếu đã biết nói, trẻ có thể bị khàn tiếng.
- Một số trường hợp còn kèm theo ngứa mắt, chảy nước mắt.
Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ sót. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển biến nặng, có nguy cơ dẫn đến viêm phổi. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, theo dõi sát những biểu hiện bất thường và đưa trẻ đi khám kịp thời để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng khi trẻ bị viêm hô hấp trên
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm hô hấp trên ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản. Trong một số trường hợp nặng, trẻ còn có nguy cơ bị viêm màng não, viêm cầu thận hoặc nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Điều trị viêm hô hấp trên ở trẻ
Phác đồ điều trị viêm hô hấp trên ở trẻ sẽ được xác định dựa trên mức độ bệnh cụ thể:
- Trường hợp nhẹ: Trẻ có thể được điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nếu chỉ có các triệu chứng nhẹ.
- Trường hợp trung bình: Nếu trẻ có biểu hiện viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ kèm theo sốt cao, ho, thở nhanh (trên 50 nhịp/phút), phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
- Trường hợp nặng: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn viêm phổi, nguy cơ biến chứng cao, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị tích cực.
- Trường hợp rất nặng: Trẻ cần nhập viện và được theo dõi chặt chẽ, điều trị chuyên sâu.
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn y tế. Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm: thuốc hạ sốt, kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề,… tùy theo tình trạng của trẻ.
Phương pháp phòng ngừa viêm hô hấp trên ở trẻ
Để phòng ngừa viêm hô hấp trên cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Tránh đưa trẻ đến nơi đông người, vùng có dịch; đeo khẩu trang và giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài.
- Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất để tăng đề kháng. Trẻ đang bú mẹ nên được bú thường xuyên.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Tắm rửa, vệ sinh mũi họng, rửa tay đúng cách và giữ cho nơi ở sạch sẽ.
- Tăng cường vận động: Cho trẻ tập thể dục phù hợp để nâng cao sức khỏe.
- Tiêm phòng đầy đủ: Thực hiện đúng lịch tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913