Tin Tức

Xét nghiệm định lượng CRP và ý nghĩa của nó

Xét nghiệm định lượng CRP là một xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng nhiễm trùng hay mắc các bệnh tự miễn. Nó cũng là một xét nghiệm phổ biến và được dùng cho nhiều tình trạng cần xác định mức độ rối loạn chuyển hóa máu nhằm các mục đích khác nhau.

Xét nghiệm định lượng CRP là xét nghiệm đóng vai trò quan trong trong việc đánh giá tình trạng viêm

Tổng quan về xét nghiệm định lượng CRP

Theo Giảng viên Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: CRP viết tắt của C – reactive protein, đây là một loại protein được hình thành ở gan. Rồi CRP được đưa vào máu và có phản ứng với tình trạng viêm. Vì vậy mà chúng được coi là báo hiệu ban đầu giúp đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng của cơ thể.

Xét nghiệm định lượng CRP là xác định hàm lượng C-reactive protein (CRP), từ đó dùng đánh giá mức độ viêm, nhiễm trùng hay để theo dõi điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn hoặc là bệnh mạn tính. Bình thường nồng độ CRP trong cơ thể ở mức rất thấp, chỉ khi xuất hiện tình trạng viêm và nhiễm trùng thì nồng độ CRP trong máu mới tăng nhanh, đồng thời có thể nhanh chóng giảm đi khi tình trạng viêm được kiểm soát. Chỉ số CRP chính là dấu hiệu hữu ích để thực hiện mục đích đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của bệnh

Xét nghiệm CRP có mấy loại?

Tại thời điểm hiện nay, xét nghiệm định lượng CRP thường được xét nghiệm dưới 2 dạng như sau:

  • Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn:

Có thể xét nghiệm định lượng CRP ở mức từ 8 đến 1000 mg/l, đây là xét nghiệm thường được chỉ định đối với các bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng để giúp đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng viêm nhiễm. Hoặc sử dụng cho các bệnh nhân bị mắc bệnh mãn tính nhằm theo dõi quá trình điều trị.

  • Xét nghiệm hs-CRP ( high-sensitivity C-Reactive Protein ):

Xét nghiệm này có độ nhạy rất cao, có thể xét nghiệm định lượng CRP từ mức 0,3 đến 10 mg/L, đây là xét nghiệm thường được chỉ định với các bệnh nhân cần được đánh giá nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tiềm ẩn.

Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng CRP

Giới hạn bình thường cho phép của nồng độc CRP là nhỏ hơn 0.5 mg/100ml. Khi nồng độ này có dấu hiệu thay đổi sẽ giúp phản ánh được khả năng bị viêm nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Mục đích của xét nghiệm định lượng CRP: dùng trong các trường hợp cần chẩn đoán tình trạng viêm của bệnh nhân như: nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn đường đường tiêu hóa hay ở nhiều vị trí khác; hoặc dùng để chẩn đoán khả năng mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết; dùng đánh giá tình trạng nhiễm trùng do nấm hay virus, lupus hay viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương cũng như một số bệnh mạn tính khác.

Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh mà định lượng nồng độ CRP tăng sẽ cảnh báo một vài vấn đề nhất định. Nếu người bệnh đang bị tổn thương, viêm trong cơ thể thì CRP tăng sẽ là dấu hiệu cho biết tình trạng viêm nhiễm của cơ thể đang ở mức độ nào. Nồng độ CRP tăng cũng có thể cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn, viêm tụy, viêm ruột,…

Với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nồng độ CRP cảnh báo nguy cơ về bệnh này khá cao và cụ thể có những nguy cơ về bệnh tim mạch như sau:

  • Nguy cơ thấp: nồng độ CRP < 1 mg/l
  • Nguy cơ vừa: nồng độ CRP từ 1 – 3 mg/l
  • Nguy cơ cao: nồng độ CRP > 3mg/l

Ngoài ra, có một vài yếu tố cũng khiến cho nồng độ CRP tăng như: hút thuốc lá, béo phì, mang thai, uống thuốc tránh thai, sau khi vận động mạnh,…

Hút thuốc lá cũng là một yếu tố khiến chỉ số CRP tăng

Đối tượng nào cần làm xét nghiệm định lượng CRP?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM: Xét nghiệm định lượng CRP thông thường sẽ được chỉ định ở những trường hợp nhất định, bao gồm:

  • Khi cần đánh giá khả năng, nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những người có biểu hiện hoặc là người có nguy cơ cao do yếu tố di truyền.
  • Khi muốn đánh giá hiệu quả quá trình điều trị, thường áp dụng với những bệnh nhân bị bệnh mãn tính, bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh tự miễn đang được điều trị.
  • Khi những người bị viêm, nhiễm trùng trong thời gian dài và qua khám chẩn đoán thấy có sự liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch, nên thường sẽ xét nghiệm định lượng CRP nhằm đánh giá nguy cơ bệnh về tim mạch.
  • Với những người hậu phẫu thuật cần xét nghiệm định lượng CRP để đánh giá quá trình hồi phục sau phẫu thuật cũng như xem xét nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.

Xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch và sẽ tiến hành phân tích mẫu máu ở phòng thí nghiệm. Và với xét nghiệm máu này thông thường bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp nhất định, bác sĩ phải yêu cầu nhịn ăn 6-8 tiếng trước khi lấy máu thực hiện xét nghiệm.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *