Giời leo thường không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời
Tin Tức

Bệnh giời leo có lây không? Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Giời leo (Zona thần kinh) thường không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Vậy giời leo có triệu chứng gì, có lây không và cách điều trị ra sao?

Giời leo thường không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời
Giời leo thường không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời

Các triệu chứng của bệnh giời leo

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, giời leo (Zona thần kinh) do virus Varicella zoster gây ra, cũng là tác nhân gây bệnh thủy đậu. Dù đã khỏi thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tái hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi, gây tổn thương da và niêm mạc, tạo nên tình trạng giời leo.

Triệu chứng thường gặp:

    • Sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
    • Nước tiểu sẫm màu.
    • Ban đỏ trên da, sau đó hình thành các mụn nước đau rát. Ban đầu mụn nước trong, căng, sau chuyển đục, hóa mủ, vỡ ra, đóng vảy và để lại sẹo. Vùng da tổn thương có thể ngứa, đau rát, châm chích hoặc giật từng cơn.
    • Nếu xuất hiện quanh tai, bệnh nhân có thể bị suy giảm thính lực ở bên tai bị ảnh hưởng.

Bệnh giời leo có lây không?

Người khỏe mạnh có thể bị lây giời leo (Zona thần kinh) khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm hoặc giao mùa. Nguy cơ lây nhiễm cao khi chạm vào dịch từ mụn nước.

Ngay cả những người đã tiêm phòng Zona hoặc thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh nếu hệ miễn dịch không đủ mạnh.

Biến chứng của bệnh giời leo

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, Zona thần kinh có thể gây ra các biến chứng sau:

    • Đau dây thần kinh sau Zona: Dù phát ban đã hết, người bệnh vẫn có thể bị đau nhức kéo dài nhiều tháng do tổn thương dây thần kinh, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
    • Sẹo trên mặt, cổ, vành tai,… gây mất thẩm mỹ.
    • Suy giảm hoặc mất thị lực: Nếu tổn thương ở mắt không được xử lý đúng cách, có thể gây viêm giác mạc, suy giảm hoặc mất thị lực.
    • Hội chứng Ramsay Hunt: Khi mụn nước xuất hiện quanh tai, miệng, bệnh có thể gây liệt dây thần kinh mặt và mất thính giác nếu không điều trị kịp thời.
    • Biến chứng nguy hiểm khác: Viêm màng não, viêm phổi, viêm gan,… có thể đe dọa tính mạng, cần can thiệp sớm.

Điều trị giời leo như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh giời leo
Phương pháp điều trị bệnh giời leo

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, điều trị Zona thần kinh chủ yếu bằng thuốc kháng virus, tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ:

    • Bội nhiễm vi khuẩn: Dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm, chống phù nề.
    • Liệt mặt: Kê đơn thuốc chuyên biệt kết hợp vitamin B1, B6, B12 liều cao (đường uống hoặc tiêm).
    • Đau kéo dài, mất ngủ: Dùng thuốc giảm đau liều cao, thuốc an thần.
    • Hỗ trợ miễn dịch: Một số trường hợp cần bổ sung thuốc tăng cường miễn dịch để nâng cao hiệu quả điều trị.
    • Điều trị tại chỗ: Sử dụng thuốc mỡ kháng viêm, chống tạo sẹo, phòng ngừa bội nhiễm mụn nước.

Phòng ngừa lây lan bệnh giời leo

Để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh giời leo (Zona thần kinh), cần lưu ý những vấn đề sau:

    • Tránh gãi, chà xát vào vùng da bị tổn thương để ngăn mụn nước vỡ ra, gây nhiễm trùng hoặc lan rộng. Nên bảo vệ vùng da tổn thương cẩn thận, không để tiếp xúc với nước bẩn.
    • Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước muối loãng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn theo chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
    • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát để hạn chế ma sát và làm tổn thương thêm vùng da bị bệnh.
    • Hạn chế tiếp xúc gần với người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch hoặc những người chưa tiêm phòng thủy đậu, vì họ có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
    • Chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh tác dụng phụ hoặc làm bệnh diễn tiến nặng hơn.

Nếu bệnh giời leo (Zona thần kinh) được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, có thể kiểm soát hiệu quả và hạn chế biến chứng. Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *