Tin Tức

Cây Tầm bóp: Vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh

Cây tầm bóp là một loại thảo dược mọc dại ở các vùng quê của Việt Nam, không chỉ có thể giải độc mà còn chữa được nhiều bệnh khác nhau như ung thư, tiểu đường, gout,… chi tiết hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cây Tầm bóp

Cây tầm bóp là một loại thảo dược mọc dại ở các vùng quê của Việt Nam và rất phổ biến. Cây có tính vị mát, giải độc giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh Gout, ung thư, chữa ho nhiều đàm, tiểu đường, mụn nhọt ở vú.rất hiệu quả. Vậy công dụng của vị thuốc ấy có thực sự như vậy không? Chúng ta hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Mô tả đặc điểm chung cây Tầm bóp

Nó còn được gọi bằng những cái tên khác như Bùm bụp,Thù lù, Lồng đèn,…

Tên khoa học: Physalis angulata L., Solanaceae -. (họ Cà).

*Mô tả thực vật:

  • Là cây thảo sống hàng năm, cây cao 40 – 90cm.
  • Thân cây rỗng với đường kính thân 1 – 2cm có gân và phân cành nhiều. có gốc, thường rủ xuống.
  • Lá xanh mọc so le, hình bầu dục, chia nhiều thùy hoặc không. Kích thước lá dài cỡ 3-12cm và rộng 2-4 cm. Lá nối liền với thân bằng một cuống lá dài khoảng 2-4 cm, có răng cưa không đều ở viền lá.
  • Hoa mọc đơn độc,màu trắng nhạt hay vàng tươi, có cuống mảnh. Đài hình chuông, phủ lông, xẻ tới phần giữa thành 5 thùy hình mũi mác nhọn, có màu xanh, bao phủ lớp lông tơ mịn ở bên ngoài.
  • Cây Tầm bóp cho quả quanh năm. Quả mọng, hình cầu, bề mặt nhẵn. quả lúc non màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu cam đỏ. có một lớp đài bao trùm bên ngoài quả giống như lồng đèn, lớn lên cùng với quả, dài 2 – 4cm.

Vì vậy mà cây dược liệu này có tên gọi là cây lồng đèn. khi bị bóp võ lớp bao ngoài này nó phát ra tiếng kêu “lụp bụp”nên có tên gọi là Bùm bụp.Thù lù, Lồng đèn. Quả Tầm bóp mọng nước, ăn có vị chua đắng đặc trưng. Quả bên trong chứa nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận, màu vàng nhạt.

2. Phân bố

Cây phân bố khắp trên thế giới, tại các vùng nhiệt đới, liên nhiệt đới như vùng Nam Mỹ, vùng nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Afghanistan, … Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi,trên đường làng, bờ ruộng, ven rừng,… có độ cao 1500m trở xuống.

Cây Tầm bóp có Các bộ phận rễ, thân, lá, quả đều được dùng để làm thuốc

3. Bộ phận dùng – thu hái – chế biến

– Các bộ phận rễ, thân, lá, quả của cây đều có thể được dùng làm thuốc.

– Dược liệu sau khi thu hái về đem rửa sạch đất cát, rửa sạch. Đem phơi sấy khô hoặc dùng tươi trực tiếp.

– Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, nhiễm nấm mốc và vi khuẩn.

4. Thành phần hóa học

Cây có chứa alkaloid, steroid thực vật, flavonoid và một số hợp chất khác:

Các hợp chất steroid gồm: Physalin A – D, F, L-O; Withangulin A; Physagulin A – D.

Trong rễ, thân, lá chứa Physangulidine. Stigmasterol, Sitosterol.

Trong hoa, quả chứa Withanolide A. Withanone.

Các hợp chất flavonoid gồm: Myricetin 3-O- neohesperidoside, 1-O-methylated flavonol.

Các hợp chất khác gồm: Acid chlorogenic, Vamonolit, Cholin, Ixocarpanolit, ….

Ngoài ra, Trong quả còn có nước, các chất béo, chất xơ, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất như lưu huỳnh, canxi, photpho, clo, natri.sắt, kẽm, magie.

5. Tác dụng dược lý

Kết quả một số nghiên cứu về Tầm bóp cho thấy tác dụng như: kháng khuẩn, chống ung thư, chống đông máu, chống ung bướu, hạ đường máu, hạ huyết áp, hỗ trợ làm sang mắt:

+ Nó là một chất kích thích miễn dịch tốt và rất độc đối với nhiều loại ung thư và tế bào ung thư bạch cầu, và nó có tính chất chống vi trùng.

+ Physalin F và D trích từ cây có hoạt tính diệt tế bào trên 8 dòng tế bào ung thư.

+ Có khả năng ức chế sự sinh trưởng của kí sinh trùng sốt rét nhờ hoạt chất Physalin B, D, F, G.

+ Một số nghiên cứu invitro của dịch chiết cây có khả năng chống lại các siêu vi khuẩn bại liệt, sởi, bạch cầu.

+ Lượng vitamin C và A có trong cây còn mang lại khả năng kiểm soát cholesterol máu, từ đó giúp người uống tránh được các bệnh đột quỵ não. do tăng cholesterol máu.

+ Hỗ trợ làm sáng mắt nhờ có Vitamin A giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, giữ cho võng mạc khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

+ Điều trị đái tháo đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu: do có vitamin C của cây nên giúp trong việc điều trị bệnh đái tháo đường vì nó tăng tác dụng hormone insulin trong máu. Ngoài ra, vitamin A trong cây còn kích thích hình thành canxi photphat, góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

6. Công dụng của cây Tầm bóp

Theo YHCT cây Tầm bóp vị đắng, tính mát. Có tác dụng chữa ho, trừ đàm, thanh nhiệt lợi thấp, làm mềm những khối cục kết rắn trong. Cụ thể:

+ Quả có vị chua, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chữa các chứng bệnh như cảm sốt ho nhiều đờm, nôn, nấc, yết hầu sưng đau.

+ Dùng ngoài đắp lên trị mụn nhọt, đinh độc.

+ Có thể hỗ trợ chũa trị bệnh đái tháo đường.

+ Lá có thể chữa trị các chứng rối loạn của dạ dày.

Bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh được dùng từ cây Tầm bóp

7. Một số bài thuốc kinh nghiệm sử dụng cây Tầm bóp

1. Bài thuốc chữa trị đái tháo đường

Dùng khoảng 20-30 gram rễ cây rau tầm bóp tươi, chu sa và 1 quả tim lợn nấu cùng chừng 20 phút.

Gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng cần uống liên tục trong 5 – 7 ngày.

2. Bài thuốc chữa trị ho khan, viêm họng, thủy đậu, ban đỏ, tiểu ít

Dùng khoảng 50gram tưới hoặc 20 gram cây tầm bóp khô.

Đem sắc nước uống hàng ngày, uống liên tục chừng 3-5 ngày là khỏi bệnh.

3. Bài thuốc chữa trị đinh độc, nhọt vú

Dùng cây tầm bóp tươi chừng 60 gram.

Đem giã rồi vắt lấy nước uống. Dùng Bã còn lại để nấu nước rửa vết thương hằng ngày một lần.

4.Hỗ trợ chữa trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, vòm họng, mũi, cổ tử cung

Dùng cây tầm bóp khô 30g, 40g cây Bách giả.

Cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. sắc còn 700ml thì ngưng. uống 2 – 3 lần/ngày.

5. Hỗ trợ chữa trị ung thư tử cung, họng, phổi, đại tràng

Dùng tầm bóp tươi 100g hoặc tầm bóp khô 30g, bạch truật 20g, cát cánh ,mạch môn ,huyền sâm và hoàng cầm mỗi vị 10g, cam thảo 4g.

Đem sắc với 4 chén nước. còn 2 chén. Chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi đợt uống liên tục từ 15 – 20 ngày, dùng thêm đợt tiếp theo cách 10 ngày.

6. Chữa trị các bệnh da liễu như nổi ban đỏ ngoài da, tay chân miệng, bệnh thủy đậu

Dùng tầm bóp tươi 50 – 100g (khoảng 15 – 30g cây khô).

Đem sắc đặc, lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh hết hẳn.

8.Những lưu ý khi dùng cây tầm bóp

Theo chia sẻ GV Cao đẳng Y Dược TPHCM: Tầm bóp là cây Dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu ngày cũng không tốt. Để có hiệu quả cao trong việc sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh, người bệnh cũng cần lưu ý như sau:

– Người bị dị ứng với dược liệu này thì tuyệt đối không dùng. Các biểu hiện xấu Dị ứng có thể có như: nổi mẩn ngứa, buồn nôn, tức ngực, khó thở, … thì nên ngưng uống ngay.

– Phụ nữ có thai, trẻ em cần thận trọng khi dùng, nên cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.

– Tầm bóp có thể tương tác làm giảm tác dụng của một số thuốc tây hoặc Thực phẩm chức năng.

– Cây Tầm bóp rất dễ bị nhầm với cây lu lu đực – cây chứa độc tố solanin. Ta cần chú ý đến đặc điểm của hoa của 2 cây này để thu hái và mua đúng dược liệu.

– Cần uống bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để tăng hiệu quả đào thải độc tố trong cơ thể ra bên ngoài.

Qua bài viết trên ta thấy cây Tầm bóp có rất nhiều công dụng nổi bật của mình và nhờ đó, cây tầm bóp rất được nhiều người tin tưởng áp dụng trị bệnh Tuy nhiên, người dùng cần chú ý không nên tự ý dùng một cách bừa bãi để tránh những tác dụng không mong muốn. Để có hiệu quả cao trong việc sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh, Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc nhé./.

Nguồn: DsCKI. Nguyễn Quốc Trung – caodangyduoctphcm

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *