Bệnh ung thư có thể di truyền không?
Tin Tức

Bệnh ung thư có thể di truyền không?

Câu hỏi về việc liệu bệnh ung thư có di truyền không là một vấn đề đầy băn khoăn và lo lắng đối với nhiều người. Thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng khoảng 20% các trường hợp ung thư có khả năng được di truyền. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào 9 loại ung thư mang tính di truyền phổ biến nhất.

Bệnh ung thư có thể di truyền không?
Bệnh ung thư có thể di truyền không?

Tìm hiểu về sự di truyền của ung thư

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, để phát triển thành ung thư, mỗi tế bào cần phải gặp ít nhất 6 lỗi hoặc đột biến. Những lỗi này có thể gây ra sự gián đoạn trong chức năng và hoạt động của tế bào, khiến chúng phát triển một cách không kiểm soát và lan rộng, tạo nên khối u – biểu hiện của bệnh ung thư.

Khi cơ thể lão hóa, quá trình phân chia của tế bào có thể gặp phải các đột biến. Những đột biến này có thể được gây ra bởi tiếp xúc với các yếu tố tăng nguy cơ ung thư như tia UV từ ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, hoặc rượu bia. Mặc dù các thay đổi gen có thể dẫn đến ung thư, nhưng chúng thường không ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào trong cơ thể và thường không được truyền lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ung thư có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình, mặc dù tỷ lệ này thường rất thấp.

Các chuyên gia y tế giải thích rằng một bệnh ung thư có tính di truyền thường là do gen bị đột biến từ một trong hai phụ huynh được truyền sang cho con. Hay nói cách khác, các gen ung thư di truyền xuất hiện khi có sự đột biến trong các tế bào tinh trùng hoặc tế bào trứng.

Có một loại gen đặc biệt nhạy cảm với ung thư. Những gen này có chức năng sửa các lỗi trong DNA xảy ra trong quá trình phân chia tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, khi những loại gen này bị đột biến, chúng không thể hoạt động đúng cách để sửa chữa DNA. Khi đó, các lỗi sẽ tiếp tục lan rộng và hình thành khối u. Con cái có thể kế thừa các đoạn gen đột biến này từ cha mẹ. Điều này khiến bệnh ung thư được coi là có khả năng di truyền qua các thế hệ trong gia đình.

Những bệnh ung thư có thể di truyền thường gặp

Có nhiều loại ung thư có khả năng di truyền, trong đó có ung thư vú
Có nhiều loại ung thư có khả năng di truyền, trong đó có ung thư vú

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược, mặc dù không phải mọi loại ung thư đều di truyền, nhưng dưới đây là danh sách 9 loại ung thư được xem là có yếu tố di truyền mạnh và rõ ràng nhất:

    • Ung thư vú: Có nghiên cứu dịch tễ học cho thấy nguy cơ mắc ung thư vú ở thế hệ sau có người thân bị ung thư vú tăng gấp 3 lần so với bình thường. Tỷ lệ này lên đến 7 lần nếu trong gia đình có 2 người mắc ung thư vú. Các gen BRCA1 và BRCA2 được xác định là liên quan đến ung thư vú di truyền.
    • Ung thư buồng trứng: Có thể được truyền từ mẹ sang con ở các gia đình có tiền sử ung thư buồng trứng.
    • Ung thư dạ dày: Nguy cơ mắc ung thư dạ dày tăng cao hơn 2-3 lần ở những người có người thân bị ung thư dạ dày. Đây được coi là loại ung thư di truyền phổ biến nhất.
    • Ung thư tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp thường được chia thành hai loại, một loại có tính di truyền mạnh hơn. Sự đột biến của gen RET được liên kết với ung thư tuyến giáp và có thể gây ra các khối u khác trong cơ thể.
    • Ung thư phổi: Người có người thân gần mắc ung thư phổi có nguy cơ cao hơn gấp 1,51 lần so với người không có tiền sử ung thư phổi.
    • Ung thư tuyến tiền liệt: Gen BRCA1 và BRCA2 cũng được liên kết với ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nguy cơ di truyền cho con cháu tăng từ 5 đến 11 lần nếu có ông bố hoặc cha ruột mắc bệnh này.
    • Ung thư tuyến tụy: Các đột biến gen BRCA1 và BRCA2 thường được tìm thấy trong khoảng 13-19% các trường hợp ung thư tuyến tụy di truyền.
    • Ung thư nội mạc tử cung: Ung thư này thường xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn so với các loại ung thư khác.
    • Ung thư đại trực tràng: Có thể phát triển từ đa polyp đại trực tràng hoặc do đột biến gen. Các đột biến gen này không chỉ gây ra ung thư ở hệ tiêu hóa mà còn có thể lan sang các cơ quan khác.

Do đó, các chuyên gia thường khuyến nghị cho các gia đình có nguy cơ cao như vậy như tiền sử ung thư dạ dày, vú, buồng trứng,… nên thực hiện các biện pháp sàng lọc sớm, ngay cả khi chưa có dấu hiệu lâm sàng. Phát hiện sớm ung thư giúp tăng khả năng chữa trị và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *