Nhiệt kế thủy ngân là một công cụ đo nhiệt độ phổ biến được sử dụng trong hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách.
- Các loại thuốc tốt nhất cần thiết để mang theo bên mình khi đi du lịch
- 9 lợi ích của nước chanh đối với sức khoẻ cơ thể
- Calcido: Viên uống bổ sung canxi và những lưu ý khi sử dụng
Nhiệt kế thủy ngân là một dụng cụ phổ biến dùng để đo thân nhiệt
Thân nhiệt của con người thường xuyên thay đổi. Nếu đang chăm sóc cho trẻ em hay người bị ốm cần phải biết theo dõi nhiệt độ cơ thể. Do đó cần biết cách dùng nhiệt kế thủy ngân để đo được chính xác nhiệt độ nhưng vẫn giữ được an toàn tại nhà để có thể chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi dùng nhiệt kế thủy ngân được Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội tổng hợp và chia sẻ sau đây:
1. Trước khi sử dụng phải chuẩn bị sẵn sàng nhiệt kế
Thay vì chọn nhiệt kế thủy ngân thường sử dụng, bạn có thể lựa chọn sử dụng nhiệt kế thủy tinh không có thủy ngân sẽ an toàn hơn. Khi mua, có thể thấy trên bao bì có ghi rõ dụng cụ có chứa thủy ngân hay không, vậy nên hãy đọc kỹ trước khi mua sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ cần có sự chuẩn bị sẵn sàng nhiệt kế trước sử dụng và kiểm tra nhiệt kế có vết nứt hay rò rỉ không, thì khi đó nhiệt kế thủy ngân cũng là dụng cụ an toàn cho bạn.
Ta có thể đo nhiệt kế tại trực tràng hoặc miệng. Những nhiệt kế này có đặc điểm hình dạng khác nhau để giúp người bệnh thoải mái khi sử dụng. Chẳng hạn nhiệt kế trực tràng sẽ có đầu tròn, còn nhiệt kế ở miệng có đầu nhọn hơn.
Trước khi đo, cần vệ sinh nhiệt kế bằng xà phòng và nước hoặc lau kỹ bằng cồn tẩy rửa, rồi rửa sạch lại.
So với nhiệt kế điện tử thì khi đo bằng nhiệt kế thủy ngân có chút khác biệt là cần phải lắc nhiệt kế để nhiệt độ nhiệt kế giảm xuống, ta nắm một đầu nhiệt kế và lắc phía đầu đo để nhiệt độ giảm xuống dưới tối thiểu là 36°C (phải ở dưới nhiệt độ cơ thể trung bình). Khi thực hiện việc này cần hết sức cẩn thận, không để nhiệt kế va chạm vào vật gì khi đang lắc, bởi sẽ làm vỡ thủy tinh và nhiễm độc thủy ngân.
2. Cách dùng nhiệt kế thủy ngân
2.1. Đo ở trực tràng
Thường áp dụng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ hơn 3 tuổi
Để tránh gây khó chịu, thì trước khi đặt nhiệt kế vào lòng trực tràng chúng ta có thể bôi trơn đầu đo bằng một chút dầu nhờn hoặc dầu dưỡng ẩm. Sau đó cho trẻ nằm ngửa, co chân lên, rồi nhẹ nhàng đẩy đầu đo vào trực tràng khoảng 1,3 – 2,5 cm. Giữ nhiệt kế tại chỗ trong khoảng thời gian đo để tránh nhiệt kế đi sâu hơn vào cơ thể trẻ. Đồng thời, cần giữ yên trẻ hay là bế trẻ để tránh trường hợp trẻ làm vỡ nhiệt kế.
Đo nhiệt độ ở miệng thường áp dụng với người lớn và trẻ lớn hơn 4 tuổi
2.2. Đo ở miệng
Thường áp dụng với người lớn và trẻ em lớn hơn 4 tuổi.
Ta đặt đầu nhiệt kế ở dưới lưỡi, hướng về phía sau miệng. Người đo có thể khép mối lại để tự giữ nhiệt kế tại chỗ.
Cách này có thể đo thân nhiệt tương đối chính xác, tuy nhiên khó với trẻ, vì có khả năng trẻ cắn và làm vỡ nhiệt kế.
Nếu bạn đã ăn uống thì đợi tầm 15 phút sau bạn hãy dùng nhiệt kế, như vậy sẽ có được kết quả chính xác hơn.
2.3. Đo ở nách
Theo Dược sĩ – Cao đẳng Dược TPHCM: Kẹp nhiệt kế ở nách cũng là một cách đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân. Tại vị trí này bạn có thể dùng loại nhiệt kế ở miệng hay trực tràng đều được. Nâng cánh tay và đặt nhiệt kế sao cho đầu đo nằm giữa nách. Yêu cầu người bệnh phải giữ chặt cánh tay, áp sát cánh tay vào cơ thể trong suốt thời gian đo để đảm bảo kết quả cũng như tránh rơi vỡ nhiệt kế.
Trong trường hợp này cho thấy kết quả người đó bị sốt, hãy kiểm tra lại bằng cách đo nhiệt kế tại trực tràng hoặc miệng, tùy thuộc tuổi của người bệnh.
3. Cách đọc kết quả trên nhiệt kế thủy ngân
Theo hướng dẫn của Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Sau khi giữ nguyên nhiệt kế tại vị trí đo trong 2-4 phút, ta lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả. Nếu đo ở trực tràng thì giữ nhiệt kế trong khoảng 2-3 phút còn đo ở miệng hoặc nách, cần giữ nhiệt kế ở vị trí trong 3-4 phút.
Không lắc nhiệt kế khi lấy ra khỏi cơ thể bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Đưa nhiệt kế ngang tầm mắt và để theo chiều ngang để đọc, mỗi vạch chia sẽ tương ứng với 0,1°C. Đọc con số gần nhất với vị trí vạch thủy ngân.
Thông thường, nếu kết quả bằng hoặc trên 38°C khi đo tại trực tràng hay tại miệng và trên 37°C khi đo dưới nách thì người đó đang bị sốt.
Trong những trường hợp: trẻ dưới 3 tháng bị sốt hay trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt 39°C và xuất hiện các triệu chứng như lừ đừ, cáu gắt hoặc trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi có nhiệt độ là 39°C kéo dài hơn 1 ngày thì phải gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
Sau khi sử dụng xong, ta sẽ làm sạch nhiệt kế trước khi cất vào. Rửa sạch bằng nước mát và xà phòng, chà xát theo chiều dài của nhiệt kế, đặc biệt là tập trung vào phần đầu, xả kỹ lại bằng nước. Nếu nhiệt kế không được làm sạch cẩn thận thì nó có thể trở thành dụng cụ làm lây lan vi khuẩn cho người tiếp theo hay lần tiếp theo sử dụng.
Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913