Thuốc trị nấm là một trong những cách khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khí chịu do bệnh nấm gây ra
Tin Tức

Đặc điểm và cách sử dụng đúng thuốc trị nấm

Bệnh nấm da dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin do ảnh hưởng thẩm mỹ. Sử dụng thuốc trị nấm là một trong những cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này. Bài viết sau đây tổng hợp các nhóm thuốc trị nấm hiện có trên thị trường, cùng với công dụng và đặc điểm chi tiết của từng loại để bạn tham khảo.

Thuốc trị nấm là một trong những cách khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khí chịu do bệnh nấm gây ra
Thuốc trị nấm là một trong những cách khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khí chịu do bệnh nấm gây ra

Tìm hiểu về bệnh nấm

Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, nấm là vi sinh vật tồn tại khắp mọi nơi, từ đất, nước, không khí, cơ thể động vật đến các bề mặt vật dụng. Nấm phát triển mạnh mẽ ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, như là Việt Nam.

Con người có thể bị nhiễm nấm trực tiếp qua da, niêm mạc, đường hô hấp, hoặc gián tiếp qua thức ăn, tiếp xúc với vật nuôi và người nhiễm nấm. Các yếu tố như cơ thể ra nhiều mồ hôi, dùng kháng sinh lâu dài, hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn nội tiết, hoặc vệ sinh cá nhân kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh trưởng.

Nấm có thể gây ra các bệnh trên da, trong nội tạng và niêm mạc. Tùy loại bệnh, triệu chứng sẽ khác nhau, cụ thể như:

    • Hắc lào trên da: xuất hiện các nốt phát ban hình nhẫn, ngứa khi ra mồ hôi và có thể bị tróc vảy ở vùng da bị ảnh hưởng.
    • Hắc lào da đầu: da đầu xuất hiện mảng vảy, mụn mủ và ngứa, có thể gây rụng tóc.
    • Nhiễm nấm móng tay: móng tay trở nên giòn, đổi màu và biến dạng.
    • Nhiễm nấm trong miệng: niêm mạc miệng xuất hiện các tổn thương màu trắng, gây đau nhức.
    • Nhiễm nấm nội tạng: nhiễm nấm nội tạng là bệnh lý nghiêm trọng nhất, thường xuất hiện với các triệu chứng như đau đầu, sốt, đổ mồ hôi, khó thở, ho hoặc các biểu hiện viêm màng não như đau đầu cấp tính, nhạy cảm với ánh sáng, và cứng cổ.

Một số thuốc trị nấm phổ biến

Cơ chế chính của thuốc chống nấm là tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào nấm mà không ảnh hưởng đến các tế bào khác. Thuốc nhắm vào màng và thành tế bào nấm, khi bị phá hủy, tế bào nấm sẽ tổn thương và chết.

Hiện có nhiều loại thuốc trị nấm với các dạng bào chế như kem bôi, dầu gội, dung dịch, thuốc xịt, thuốc uống, viên đặt âm đạo và thuốc tiêm.

Thuốc trị nấm da tại chỗ

Các thuốc này thường chứa các thành phần chính như miconazol, econazole, clotrimazole và amorolfine. Được sử dụng để điều trị nấm móng tay và nấm da đầu, thuốc chống nấm có thể được kết hợp với kem steroid nhẹ để giảm triệu chứng phát ban và sưng viêm do nhiễm trùng, đồng thời loại bỏ vi nấm gây bệnh.

Viên đặt trị nấm

Viên đặt, được bào chế dưới dạng viên nén, là thuốc dùng cho nữ giới bị viêm âm đạo. Một trong các loại thuốc phổ biến trong nhóm này là econazole, fenticonazole, miconazol và clotrimazole.

Dầu gội trị nấm

Thuốc trị nấm da đầu hữu hiệu là dầu gội trị nấm
Thuốc trị nấm da đầu hữu hiệu là dầu gội trị nấm

Cô Trần Thị Minh Tuyến – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, đối với những bệnh nhân bị nấm da đầu, dầu gội trị nấm là phương pháp hữu hiệu giúp

cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp này bác sĩ thường khuyên dùng Ketoconazole.

Thuốc trị nấm da dạng tiêm

Nếu người bệnh bị nhiễm nấm da mức độ nặng, có thể sử dụng các thuốc như itraconazole, amphotericin, flucytosine, anidulafungin và micafungin. Bác sĩ sẽ chọn thuốc điều trị phù hợp tùy thuộc vào loại nấm gây bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải.

Thuốc trị nấm vùng miệng

Các loại thuốc như nystatin dạng gel và dung dịch được sử dụng để điều trị nấm candida ở niêm mạc họng và miệng. Viên đặt trị nấm thường được dùng cho phụ nữ chịu đựng viêm âm đạo.

Sử dụng thuốc trị nấm có thể gặp tác dụng phụ gì?

Bên cạnh việc điều trị các bệnh lý do nấm gây ra, thuốc trị nấm cũng có thể mang đến một số rủi ro:

Thuốc dạng uống

    • Fluconazole: Nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau và chướng bụng, phát ban.
    • Terbinafine: Chán ăn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau khớp, buồn nôn, nhức đầu, đau cơ.
    • Miconazole: Buồn nôn, nôn mửa, phát ban.
    • Nystatin: Đau nhức vùng miệng.

Thuốc dùng tại chỗ: Kem bôi, dung dịch, xịt hoặc dầu gội có thể gây mẩn đỏ, ngứa rát tại vị trí bôi. Nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc dạng tiêm: Có nguy cơ tác dụng phụ cao vì dược chất truyền trực tiếp vào máu. Chỉ dùng trong trường hợp nghiêm trọng cần điều trị tại viện.

Thuốc trị nấm khác kháng sinh: kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, còn thuốc trị nấm tiêu diệt vi nấm. Dùng kháng sinh có thể gây nhiễm nấm do diệt lợi khuẩn.

Thuốc trị nấm hiệu quả cho bệnh do nấm. Khi có dấu hiệu nhiễm nấm, nên đi khám để kiểm tra và chọn thuốc phù hợp.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *