Tin Tức

Viêm bàng quang cấp và tác động của nó lên sức khỏe

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm bàng quang cấp. Thực tế, việc điều trị bệnh này khá đơn giản và hiệu quả nếu được phát hiện và chẩn đoán kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, lơ là, không tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh có thể trở thành mãn tính.

Có thể điều trị viêm bàng quang cấp nếu được phát hiện và điều trị kịp thời
Có thể điều trị viêm bàng quang cấp nếu được phát hiện và điều trị kịp thời

Tìm hiểu về bệnh viêm bàng quang cấp

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, viêm bàng quang cấp là tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn cấp tính, là một trong những bệnh tiết niệu phổ biến và thường có thể điều trị dễ dàng. Bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ, với tỉ lệ phụ nữ mắc cao hơn nam giới khoảng 9 lần.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm bàng quang cấp là do nhiễm khuẩn, với 90% do vi khuẩn gram (-) và 10% do vi khuẩn gram (+). Ngoài ra, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

    • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc ở giai đoạn mãn kinh.
    • Nam giới bị hẹp bao quy đầu hoặc hẹp niệu đạo.
    • Quan hệ tình dục thiếu an toàn.
    • Người bị phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc u tiền liệt tuyến.
    • Người bị tiểu đường.
    • Người có khối u hoặc sỏi ở bàng quang.
    • Bệnh nhân đang đặt ống thông tiểu hoặc đã, đang điều trị can thiệp bàng quang hoặc niệu đạo.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm bàng quang cấp

Người bệnh cần nhận biết kịp thời các dấu hiệu của viêm bàng quang cấp để điều trị sớm, ngăn ngừa bệnh trở nặng và phòng tránh biến chứng.

Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng của viêm bàng quang cấp thường rất điển hình và dễ nhận biết, bao gồm:

    • Cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng dưới.
    • Đối với phụ nữ, có thể có đau nhiều ở niệu đạo và âm hộ, tuy nhiên đau giảm sau khi đi tiểu.
    • Tiểu buốt, tiểu rát, trong nước tiểu có thể có dịch mủ hoặc máu.
    • Tiểu lắt nhắt, cảm giác muốn đi tiểu mặc dù vừa mới đi, và có thể bị són tiểu hoặc không kiểm soát.
    • Sốt nhẹ dưới 38 độ C, có thể đi kèm với cảm giác ớn lạnh.
Các triệu chứng khi mắc viêm bàng quang cấp
Các triệu chứng khi mắc viêm bàng quang cấp

Cận lâm sàng:

    • Nếu người bệnh có các triệu chứng trên, khi đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
    • Xét nghiệm nước tiểu hoặc soi nước tiểu dưới kính hiển vi để phát hiện tế bào bạch cầu trong nước tiểu.
    • Siêu âm bụng để xem thành bàng quang có bị dày hơn bình thường do sưng viêm hay không.
    • Cần thiết thì người bệnh sẽ được cấy nước tiểu để xác định và định danh vi khuẩn, từ đó quyết định sử dụng kháng sinh phù hợp.

Bệnh viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không?

Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, khi phát hiện sớm và được điều trị đúng cách, viêm bàng quang cấp không gây nhiều lo ngại và có thể chữa trị hiệu quả và nhanh chóng. Quá trình điều trị thường không phức tạp. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu trong đời sống hàng ngày, như cảm giác buốt khi đi tiểu, cảm giác rát và thường xuyên cảm thấy cần đi tiểu ngay.

Ngoài ra, viêm bàng quang cấp có thể tiến triển thành bệnh mãn tính nếu không can thiệp kịp thời. Khi đó, tình trạng bệnh không chỉ nghiêm trọng hơn mà còn kéo dài liên tục, gây rào cản lớn trong sinh hoạt và làm cho quá trình điều trị khó khăn hơn.

Viêm bàng quang mãn tính có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm ngược dòng lên thận, viêm thận, viêm bể thận và có thể dẫn đến suy thận. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra nhiễm trùng huyết. Vì vậy, khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm bàng quang cấp

Viêm bàng quang cấp có thể điều trị hoàn toàn và được phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản.

Điều trị:

Việc chính để điều trị viêm bàng quang cấp là sử dụng kháng sinh. Sau một liệu trình phù hợp, bệnh nhân thường khỏi hoàn toàn. Nếu tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể đề xuất điều trị dự phòng. Nếu bệnh kéo dài, có thể xem là viêm bàng quang mãn tính.

Phòng ngừa:

    • Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày).
    • Đi tiểu đều đặn và không nhịn đi tiểu quá lâu.
    • Sử dụng nước sạch cho vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng kín.
    • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên và sử dụng quần lót thoáng mát.
    • Thực hiện biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và vệ sinh vùng kín.

Những biện pháp này giúp giảm nguy cơ tái phát và mang lại hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa viêm bàng quang cấp.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *