Có đờm ở cổ họng có thể gây khó chịu
Tin Tức

Không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng : Nguyên nhân và cách xử lý

Mặc dù không bị ho, nhưng có đờm ở cổ họng có thể gây khó chịu, đặc biệt khi ăn uống hoặc giao tiếp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách nào để cải thiện?

Có đờm ở cổ họng có thể gây khó chịu
Có đờm ở cổ họng có thể gây khó chịu

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng?

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung, hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, trước khi giải thích vấn đề này, cần hiểu đờm là gì. Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp, bao gồm nhiều thành phần như chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu và các chất độc hại đã xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Đờm thường là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có đờm ở cổ họng mà không ho, do những lý do sau:

    • Nhiễm trùng đường hô hấp: Virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, dẫn đến tiết nhiều đờm mà không có ho.
    • Viêm amidan: Viêm amidan làm tăng tiết đờm, nhưng có thể không gây ho. Triệu chứng kèm theo có thể bao gồm sốt, sưng, đau họng, cảm giác đau khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt.
    • Viêm họng hạt: Một dạng nhiễm trùng mạn tính dễ điều trị. Cổ họng có thể chứa nhiều đờm mà không có ho. Các triệu chứng thường gặp là khó nuốt, khó thở, ngứa rát họng, sổ mũi.
    • Cảm lạnh: Bệnh lý phổ biến về đường hô hấp, có thể gây ho khan hoặc không ho nhưng đờm tích tụ ở cổ họng, đặc biệt vào buổi sáng và tối.
    • Ung thư vòm họng: Ở giai đoạn đầu, ung thư vòm họng có thể biểu hiện qua khàn giọng, mất tiếng, đờm ở cổ họng, thậm chí khạc ra máu, tức ngực, ù tai, khó thở. Đây là bệnh nguy hiểm và cần điều trị sớm.
    • Lệch vách ngăn mũi: Vấn đề cấu trúc mũi hoặc dị tật bẩm sinh có thể gây đờm ở cổ họng mà không ho.
    • Bệnh lý khác: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi có thể dẫn đến đờm mà không ho.
    • Nguyên nhân khác:
      • Ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá.
      • Môi trường làm việc có nhiều hóa chất, khói bụi, phấn hoa.
      • Thói quen nói và hát liên tục.
      • Hút thuốc lá gây đờm nhiều hơn và dễ ứ đọng.
      • Tiêu thụ thực phẩm kích thích đờm như sữa, trứng, ngũ cốc hoặc đá lạnh.
      • Lười uống nước, tiêu thụ nhiều cà phê, trà.
      • Căng thẳng, lo lắng giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bệnh đường hô hấp.

Phương pháp điều trị tình trạng không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng

Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng đờm ở cổ họng
Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng đờm ở cổ họng

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nếu bạn có đờm ở cổ họng nhưng không bị ho, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Dựa vào nguyên nhân gây tiết đờm, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như sau:

    • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý.
    • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng họng, trong mùa lạnh.
    • Duy trì vệ sinh nhà cửa và không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
    • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm:
    • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin và nâng cao sức đề kháng.
    • Tránh thực phẩm kích thích tiết đờm như ngũ cốc, sữa, đậu nành, lúa mì.
    • Tránh uống đá lạnh và các thực phẩm chế biến lạnh.
    • Hạn chế thực phẩm cay nóng và những loại làm tăng nguy cơ ngứa họng, như các loại hạt.
    • Không uống bia rượu và bỏ thói quen hút thuốc lá.
    • Hạn chế nói quá to, la hét, và nói liên tục. Uống nước ấm giữa các khoảng nghỉ nếu công việc yêu cầu nói nhiều.
    • Tránh những nơi nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.
    • Nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Nếu triệu chứng kéo dài, hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu nguyên nhân là bệnh lý nghiêm trọng, việc điều trị sớm là rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *