Tin Tức

Kỹ thuật phục hồi chức năng cho người khó khăn về vận động

Kỹ thuật phục hồi chức năng cho người khó khăn về vận động là một quá trình nhằm giúp cải thiện khả năng vận động, giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động, giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phục hồi chức năng cho người khó khăn về vận động hạn chế các biến dạng về xương khớp

Người có khó khăn vận động là người có mẫu vận động không giống người bình thường do những bất thường về cấu trúc và chức năng của hệ cơ – xương khớp và thần kinh gây ra, cần có những phương pháp phục hồi kịp thời và hiệu để giúp người bệnh hạn chế tối đa các biến dạng khớp, lấy lại tầm vận động. Qua bài viết sau đây, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu về các kỹ thuật phục hồi chức năng dành cho người khó khăn về vận động.

1. Các kỹ thuật tập đối với tay

– Tập các bài vận động thụ động các khớp chi trên.

– Tập các bài vận động chủ động chi trên:

+ Người bệnh để hai tay đan vào nhau, sau đó duỗi thẳng ra phía trước rồi đưa lên quá đầu, rồi đưa về vị trí ban đầu. Cho hai tay đan vào nhau, đưa lên miệng rồi trở về vị trí ban đầu. Hoặc đưa hai tay sang hai bên.

+ Tập tung bóng, bắt bóng, tập với gậy (cầm nắm, đưa sang bên, nâng gậy lên đầu,…)…

+ Tập các động tác khéo léo như xếp hình, nhặt hạt đỗ,…

2. Các kỹ thuật tập đối với chân

– Tập các bài vận động thụ động các khớp chi dưới.

– Tập các bài vận động chủ động chi dưới:

+ Tập ở tư thế nằm ngữa: tập nâng chân, lúc đầu nâng từng chân một, sau đó nâng cả hai chân. Tập đưa chân sang hai bên.

+ Tập ở tư thế nằm sấp: tập nâng, hạ cẳng chân. Có thể kết hợp tập vận động có kháng trở bằng cách cho người tàn tật đeo bao cát vào cẳng chân để tăng sức cơ, hoặc có thể tập bằng cách đạp chân vào mặt phẳng cứng như tường; đạp xe,…

3. Tập lăn nghiêng

– Nếu người bệnh làm được: hướng dẫn họ tự lăn sang bên này, bên kia.

– Nếu người bệnh làm được một phần: giúp họ lăn nghiêng bằng cách tác động vào vai và mông ở bên đối diện.

– Nếu người bệnh hoàn toàn không làm được: giúp họ lăn nghiêng và hường dẫn họ cách phối hợp.

– Đối với trẻ em: người điều trị hoặc người nhà đứng ở phía trên đầu trẻ, nâng hai tay trẻ lên quá tầm, dùng hai tay nắm lấy hai cẳng tay của trẻ rồi cho trẻ lăn qua.

Tập ngồi dậy – Người bệnh chống hai tay tự ngồi dậy

4. Tập ngồi dậy – Người bệnh chống hai tay tự ngồi dậy

– Nằm nghiêng một bên rồi tự đẩy người lên.

– Có thể buộc dây thừng cố định vào tường hoặc giường để kéo và ngồi dậy.

– Nếu người bệnh hoàn toàn không tự ngồi dậy được: giúp họ ngồi dậy bằng cách đỡ vào vai (nếu là người lớn), nắm hai tay người đó (nếu là trẻ em) hoặc rồi từ từ nâng dậy. Từng bước hướng dẫn người bệnh cách phối hợp để tiến tới tự ngồi dậy được.

5. Tập thăng bằng khi ngồi

– Người bệnh ngồi chắc chắn, hai chân đặt sát nền nhà, hai tay chống hai bên. Người tập đẩy nhẹ vào một bên vai của bệnh, tay kia đỡ vai bên đối diện, khi đó người bệnh sẽ có phản ứng chống đỡ, giữ thăng bằng để khỏi bị ngã.

– Khi người bệnh có tiến bộ, khuyến khích họ tập với tay lấy đồ vật ở nhiều hướng và khoảng cách khác nhau.

– Tập tung, bắt bóng.

6. Tập đứng lên từ tư thế ngồi

– Nếu người tàn tật hoàn toàn không tự thực hiện được: hai người đứng hai bên hoặc một người đứng ở bên liệt giúp người tàn tật đứng lên.

– Có thể giúp người bệnh đứng lên với một người giúp bằng cách người tập đứng đối diện với người bệnh, hai gối đặt sát hai gối của người bệnh, hai tay người tập đặt lên phía sau hai vai của người bệnh. Người tập gập háng và gối kéo người bệnh về phía mình để giúp họ đứng dậy.

– Khi người bệnh đã có tiến bộ, hướng dẫn họ vịn vào bàn ghế, thang tường để đứng dậy. Tập nhiều lần cho đến khi tự đứng lên được.

7. Tập thăng bằng đứng

– Dồn trọng lượng lên từng chân:

+ Dồn trọng lực theo chiều bên-bên: người bệnh đứng, hai chân dạng rộng bằng vai, dồn trọng lượng sang chân phải, rồi chân trái (người tập có thể giữ gối và bàn chân yếu cho người bệnh).

+ Dồn trọng lực theo chiều trước-sau: đặt một chân trước một chân sau, người bệnh chuyển dồn trọng lượng lên từng chân (người tập có thể giữ gối và bàn chân của người bệnh). Khi người bệnh tiến bộ, hướng dẫn và tập cho họ dồn trọng lượng lên từng chân trong khi đi về phía trước để dần tiến tới tự đi được.

– Tập với tay lấy đồ vật ở nhiều hướng và khoảng cách khác nhau.

– Tập bắt bóng.

Tập đi bộ cho người bệnh khi tình trạng đã ổn định

8. Tập đi

8.1. Đi với thanh song song: khi người bệnh đã có thể vịn tay để tự đứng lên, tập cho họ đi trong thanh song song với nguyên tắc một tay di chuyển lên trước rồi đến chân cùng bên.

8.2. Đi với khung đi: khung đi là dụng cụ trợ giúp có bốn điểm, đem lại sự trợ giúp vững chắc hơn nạng và gậy cho bệnh nhân. Chỉ định cho người có hạn chế khả năng đi tới.

Người bệnh nhấc khung đặt về phía trước rồi bước đi (hoặc đẩy đi nếu khung có bánh xe).

8.3. Đi với nạng nách

– Đi với hai nạng:

4 cách đi với nạng nách

+ Đi bốn điểm:

Cách đi: Nạng trái, chân phải, nạng phải, chân trái và lặp lại.

Thuận lợi: Cách đi vững chắc nhất vì luôn có ít nhất 3 điểm tiếp đất.

Bất lợi: Dáng đi tương đối chậm, khó học,…

Chỉ định: Bệnh nhân yếu hai chi dưới (có thể chịu một phần sức nặng lên 2 chân) hoặc thăng bằng kém.

Dáng đi bốn điểm

+ Đi ba điểm (dáng đi không chịu lực).

Cách đi: di chuyển hai nạng và chân yếu cùng một lúc, sau đó đến chân mạnh hơn, rồi lăp lại.

Ưu điểm: loại trừ hết trọng lượng lên chân bị bệnh.

Chỉ định: người bệnh có một chân khỏe, chân còn lại hoàn toàn không có khả năng chịu lực hoặc chịu lực được một phần (gãy, cắt cụt, hoặc đau).

Dáng đi 3 điểm

+ Đi hai điểm:

Cách đi: nạng phải và chân trái, sau đó nạng trái và chân phải.

Thuận lợi: Vững chắc, nhanh hơn dáng đi 4 điểm, giảm chịu lực cả hai chân.

Chỉ định: bệnh nhân yếu hai chân (chịu lực được một phần trên 2 chân) hoặc thăng bằng kém.

+ Đi đu qua:

Cách đi: Hai nạng làm điểm tựa, di chuyển cả hai chân đu qua hai nạng.

Thuận lợi: Đây là dáng đi nhanh nhất.

Bất lợi: tốn nhiều sức.

– Đi với một nạng: Nạng để phía bên lành, di chuyển chân đau (liệt) và nạng bước lên cùng một lúc, sau đó bước chân lành lên.

8.4. Đi với gậy: cầm gậy phía bên chân lành, đưa gậy đồng thời bước chân yếu lên cùng lúc, sau đó bước chân lành lên.

Nếu lên cầu thang: lên với chân lành và xuống với chân bệnh.

8.5. Tập đi trên các mặt phẳng khác nhau: như tập lên xuống cầu thang, tập bước qua vật, tập đi trên mặt phẳng gồ ghề,…

9. Hướng dẫn phòng co rút biến dạng tay, chân

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM: Khi người bệnh nằm lâu, các khớp nếu không được vận động sẽ dễ bị co rút. Do vậy, phải giúp người bệnh thay đổi tư thế, vận động thụ động tất cả các khớp chân, tay. Nếu người bệnh tự vận động được, khuyến khích họ tăng cường tập vận động chủ động. Nếu cần thiết có thể dùng máng nẹp để duy trì tư thế, bảo vệ khớp. Một điều quan trọng là phải đặt người bệnh ở tư thế đúng, phòng ngừ co rút, biến dạng khớp,…

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *