Tin Tức

Phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật lồng ngực và ổ bụng

Phẫu thuật lồng ngực và ổ bụng là các thủ thuật phức tạp và có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể. Phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc đầy đủ của các chuyên gia y tế.

Phục hồi chức năng giúp ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như: chảy máu vết mổ, ứ huyết phổi, nhiễm trùng phổi, tắc mạch, xẹp phổi, dày dính màng phổi (sau phẫu thuật lồng ngực), dính ruột (sau phẫu thuật ổ bụng), phù nề chi dưới do bất động. Sự kết hợp của phục hồi chức năng và công tác chăm sóc, điều trị trước và sau phẫu thuật giúp ngăn ngừa các biến chứng, nâng cao hiệu quả điều trị và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, rút ngắn thời gian nằm viện. Qua bài viết sau, hãy cùng Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu về phương pháp phục hồi chức năng cho bênh nhân trước và sau phẫu thuật lồng ngực và phẫu thuật ổ bụng.

1. Phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật lồng ngực

1.1. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước phẫu thuật lồng ngực

– Tâm lý trị liệu cho bệnh nhân là vấn đề rất quan trọng. Cần động viên và giải thích rõ để người bệnh giảm bớt lo lắng, để họ an tâm cộng tác cùng người điều trị thực hiện những điều đã được hướng dẫn.

– Hướng dẫn cho bệnh nhân tập thở: Tập thở bụng, tập thở sâu, tập thở giãn nở vùng phổi sắp phẫu thuật.

– Tập ho và khạc nhổ hữu hiệu.

– Hướng dẫn cách ngồi tựa kê gối, vận động trên giường, tập vận động chân tay, cách đi lại, sử dụng các dụng cụ vệ sinh.

– Hướng dẫn để người bệnh tránh các tư thế xấu sau mổ: nghiêng, vẹo cột sống, lệch vai,…

– Kết hợp vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm giải ở đường hô hấp.

– Dẫn lưu tư thế (khi cần).

1.2. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau phẫu thuật lồng ngực

1.2.1. Ngày đầu sau mổ:

– Hướng dẫn bệnh nhân nằm tư thế fowler nghiêng trái hoặc phải tuỳ theo phẫu thuật ngực bên nào.

– Tập thở bụng nhằm tránh đau vàtổn thương vùng mổ.

– Tập thở căng giãn lồng ngực vùng mổ.

– Khuyến khích bệnh nhân ho, khạc có hiệu quả, ít gây đau vùng vết mổ.

– Nhắc nhở bệnh nhân tập vận động chân, tay.

Duy trì và nâng cao tầm vận động cho bệnh nhân sau phẫu thuật

1.2.2. Các ngày tiếp theo:

Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của người bệnh, loại phẫu thuật, loại bệnh mà tăng dần cường độ và thời gian tập luyện các cơ thân mình và tập cử động vùng cột sống.

– Tư thế bệnh nhân: nằm, ngồi đúng theo yêu cầu của bác sĩ.

– Tập ho hữu hiệu để tống đờm giải và tránh đau vùng phẫu thuật.

– Kết hợp vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm giải ở đường hô hấp.

– Tập vận động: đầu tiên vận động các khớp tay chân từ xa đến gần. Chuyển dần từ vận động thụ động qua vận động chủ động.

– Khi bệnh nhân ngồi được, tập đu đưa 2 chân ở tư thế ngồi thõng chân ra khỏi mép giường kết hợp với thở sâu khoảng 10 phút, sau đó nằm nghỉ vài phút rồi tiếp tục lặp lại.

– Khi bệnh nhân đứng được, đi được thì khuyến khích họ đi lại, sau đó tập đi lên đi xuống cầu thang phối hợp cùng với thở bụng.

– Khi xuất viện, dặn dò bệnh nhân luôn giữ tư thế đúng, tránh các tư thế có hại, tiếp tục duy trì tập luyện, cử động đều lồng ngực 2 bên, vận động các khớp vai cho hết tầm hoạt động.

Chú ý:

– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân trong quá trình tập luyện, đi lại.

– Đề phòng tụt ống dẫn lưu, gây tràn khí vào khoang ngực gây xẹp phổi, có thể dẫn đến tử vong.

2. Phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật ổ bụng

2.1. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật ổ bụng

– Động viên, và giải thích cho bệnh nhân an tâm và có niềm tin vào thành công của cuộc phẫu thuật.

– Hướng dẫn bệnh nhân tập thở ngực, thở bụng.

– Hướng dẫn bệnh nhân cách ho, khạc ít đau, có hiệu quả.

– Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vận động tay, chân để họ tự tập và phối hợp tập luyện sau phẫu thuật.

– Hướng dẫn để người bệnh tránh các tư thế xấu sau mổ: nghiêng, vẹo cột sống, lệch vai,…

– Kết hợp vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm giải ở đường hô hấp

2.2. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng

– Ngày đầu sau mổ:

+ Đặt bệnh nhân nằm ngửa, nghiêng đầu sang một bên.

+ Thở sâu, nếu đau khi thở thì thở ngực, nếu thấy ít đau thì vừa thở ngực vừa thở bụng.

+ Ho: Ôm hay đè vào vùng mổ khi ho để tránh gây đau, để ho có hiệu quả.

+ Vận động tay, chân: Bắt đầu bằng gồng cơ tay chân, vận động chủ động các khớp xa (khớp nhỏ), sau đó đến các khớp gần.

+ Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm ngay ngày đầu sau phẫu thuật và tăng dần thời gian ngồi tuỳ thuộc vào tình trạng và loại phẫu thuật: Đầu tiên cho bệnh nhân ngồi dậy thỏng 2 chân ra khỏi mép giường, đu đưa chân, kết hợp với thở sâu khoảng 10 phút, sau đó nằm nghỉ vài phút rồi tiếp tục lặp lạị.

Kết hợp vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm giải ở đường hô hấp

– Những ngày sau:

+ Kết hợp vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm giải ở đường hô hấp.

+ Tiếp tục các bài tập như những ngày đầu nhưng nâng dần cường độ và thời gian tập.

+ Bệnh nhân có thể đi lại vào ngày thứ 2 hay thứ 3 sau phẫu thuật.

+ Tránh các tư thế xấu khi vận động.

+ Tập mạnh cơ bụng: sau khi vết mổ đã được cắt chỉ và lành tốt.

Theo Giảng viên Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, hơn nữa còn giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ để trở về với cuộc sống và công việc thường ngày.

Nguồn: caodangyduoctphcm.com.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *