Tin Tức

LỢI ÍCH TỪ CÂY MƠ TAM THỂ

Lá của cây mơ tam thể được y học cổ truyền sử dụng để hỗ trợ trong việc điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm kiết lỵ, phong tê thấp, lao phổi, và suy dinh dưỡng ở trẻ em. 

<center><em>Đặc điểm của cây mơ tam thể</em></center>
Đặc điểm của cây mơ tam thể

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Lá của cây mơ tam thể được y học cổ truyền sử dụng để hỗ trợ trong việc điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm kiết lỵ, phong tê thấp, lao phổi, và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nghiên cứu và hiểu rõ đặc điểm và các tác dụng của loại cây này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình điều trị bệnh và cải thiện triệu chứng.

Vài nét về đặc điểm thực vật của cây mơ tam thể

Mơ tam thể có nhiều tên gọi khác nhau là mơ lông, thối địt, mơ leo, dây mơ tròn. Theo phân loại học, loài cây này có tên khoa học là Paederia tomentosa L. (hay Paederia foetida L.) và thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

Cây mơ tam thể thuộc loại dây leo có thân cuốn, sống nhiều năm, có sự phân bố trải rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Loài cây này thường mọc tự nhiên trong các khu vực bụi rậm và thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu và đất đai, làm cho nó trở thành một loại cây dễ trồng và phát triển. Tại Việt Nam, người dân thường trồng cây mơ tam thể dọc các hàng rào để sử dụng lá cây làm gia vị và để làm thuốc.

Phần thân cây: Thân non có màu xanh nhạt, trong khi thân già thường có màu nâu và cây thuộc loại dây leo. Bên ngoài của thân cây được bao bọc bởi lớp lông tơ ngắn màu trắng, tập trung nhiều ở lá non, thân và cành. Khi bạn vò nát thân cây, bạn có thể cảm nhận một mùi hôi khó chịu, vì vậy tại một số địa phương, cây này được gọi là lá thối địt.

Phần lá cây: Lá mơ tam thể mọc đối diện, có cuống dài khoảng 2-4 cm mà gắn liền với thân cây. Lá có thể có hình mác dài hoặc hình trứng với một đầu nhọn, và phần dưới của lá tạo thành hình trái tim. Mặt trên của lá thường có màu xanh, trong khi mặt dưới có màu tím tía với các đường gân lá nổi rõ và nhiều lớp lông mịn.

Phần hoa: Cây mơ tam thể thường bắt đầu ra hoa vào mùa từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Hoa mọc thành từng chùm xen kẽ giữa các lá cây, có hình dạng ống màu tím nhạt và bốn cánh nhỏ phía trên màu trắng.

Phần quả: Quả của cây thường xuất hiện từ tháng 8 trở đi. Quả có hình cầu và bề mặt đài quả màu vàng nâu, rất bóng và sáng. Bên trong quả thường chứa hai hạt màu nâu đen.

Thành phần hóa học

Tinh dầu: có hợp chất disulfid (disulfua carbon), có mùi đặc trưng (methylmercaptan)

Alkaloid: α- và β-paederin, các aicd béo (capric, lauric, myristic, arachidic, palmitic và nonionic)

Tính (khí) vị của mơ tam thể

Cây mơ tam thể có vị mặn, hơi đắng, có mùi hôi đặc trưng và tính mát.

Bộ phận dùng: Lá của cây mơ tam thể.

Đặc điểm thu hái: Lá mơ tam thể có thể được thu hái suốt năm, tuy nhiên, vào mùa xuân chất lượng lá sẽ tươi tốt hơn nên thường được hái vào màu này.

Chế biến: Sau khi thu hái, lá cần được loại bỏ tạp chất xen lẫn trong lúc thu hái và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, lá có thể được dùng để ăn lá tươi trực tiếp hoặc chế biến theo món ăn tùy ý.

Tác dụng và công dụng của cây mơ tam thể

Trong lĩnh vực Y học hiện đại:

  • Tinh dầu: có hợp chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ tam thể có mùi đặc trưng và có khả năng hoạt động như một chất kháng sinh, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm nhiễm và giảm triệu chứng sưng đau.
  • Alkaloid: Hoạt chất α- và β-paederin ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người.
  • Cây mơ tam thể có tác dụng trên lỵ trực trùng Shiga nên thường được dùng chữa lỵ trực trùng, giun kim và giun đũa. Còn được sử dụng trong việc điều trị nhiều tình trạng bệnh lý, bao gồm đau dạ dày, co thắt túi mật, suy dinh dưỡng ở trẻ em, tiêu chảy kéo dài, viêm gan vàng da và vàng mắt, ho gà, kết lỵ, viêm ruột, lao phổi, đau nhức xương cốt và nhiễm độc phosphor. Dùng trị bí tiểu tiện, xoa bóp trị phong tê thấp.
<center><em>Mơ tam thể có tác dụng khu phong, lợi thấp, tiêu thũng</em></center>
Mơ tam thể có tác dụng khu phong, lợi thấp, tiêu thũng

Cách dùng – liều dùng của mơ tam thể

Liều lượng sử dụng lá mơ tam thể thường phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Trong nhân gian có thể sử dụng để ăn lá tươi, ép nước uống, hoặc nấu chung với các nguyên liệu khác, tùy theo mục đích điều trị.

Một số bài thuốc sử dụng cây mơ tam thể

  • Sử dụng trị lỵ trực trùng Shiga

Khi gặp tình trạng bệnh kéo dài: Hái một nắm lá mơ tam thể tươi, rửa sạch với nước muối, sau đó thái nhỏ và kết hợp với một quả trứng gà. Trộn đều hỗn hợp này và sau đó bọc bằng lá chuối, đem nướng hoặc rang khô trên chảo. Chia đều 3 lần ăn trong ngày.

Khi mới phát hiện bệnh: Hái một nắm lá mơ tam thể tươi và một nắm lá phèn đen, sau đó rửa sạch và nhúng qua nước sôi và để ráo. Giã nát cả hai loại lá này để lấy nước cốt, và uống hằng ngày 2-3 lần.

  • Sử dụng trị đau dạ dày: dùng 20 – 30g lá mơ tam thể tươi giã nát và vắt lấy nước uống mỗi ngày.
  • Sử dụng điều trị phong tê thấp: dùng 30 – 50g rễ hoặc dây mơ tam thể. Sắc với nước, sau đó lấy dịch đặc pha thêm một ít rượu và uống khi còn ấm.

Một số lưu ý khi dùng

Trước khi sử dụng lá mơ tam thể nên được rửa sạch với nước muối loãng và rửa lại nhiều lần với sạch để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và một số tạp chất khác.

Có sử dụng kèm với rượu thì nên sử dụng mỗi ngày một ít, không được sử dụng quá nhiều.

Nếu cần thiết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *