Tin Tức

 Lưu ý khi sử dụng các thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu được chỉ định sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh do cục máu đông gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống cục máu đông cần lưu ý theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ của thuốc chống đông máu gây ra.

1. Thuốc chng đông máu gì?

<center><em>Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa tạo cục máu đông bất thường trong cơ thể</em></center>
Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa tạo cục máu đông bất thường trong cơ thể

Thuốc chống đông máu còn gọi là thuốc làm loãng máu, giúp làm giảm nguy cơ hình thành hoặc làm chậm sự phát triển của các cục máu đông. Các thuốc chống đông máu được sử dụng trong điều trị một số loại bệnh về tim và các tình trạng làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông hay huyết khối ở trong tim và trong não rất nguy hiểm.

Việc sử dụng các thuốc chống đông máu sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho những người bệnh về tim hoặc mạch máu như người bị huyết khối tĩnh mạch chi dưới, người đã được ghép van tim nhân tạo, người bị loạn nhịp tim, người bị thuyên tắt mạch phổi. Từ đó giúp ngăn ngừa tạo cục máu đông bất thường trong cơ thể, giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc tĩnh mạch ở chân hay thuyên tắc động mạch phổi.

2. Các loại thuốc chống đông máu được sử dụng trên lâm sàng?

Hiện nay có 3 nhóm thuốc chống đông máu được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh do đông máu gây ra. Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Hồng Diễm – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết các nhóm thuốc bao gồm:

* Heparin: Gồm Heparin có trọng lượng phân tử trung bình và Heparin có trọng lượng phân tử thấp

Tác dụng chống đông máu của Heparin có thể nhanh hay chậm tùy vào trọng lượng phân tử của thuốc. Các Heparin có tác dụng chống đông máu bnagws cách ngăn ngừa hình thành cục máu đông hay huyết khối cả bên trong và ngoài cơ thể một cách nhanh chóng. Do đó các thuốc chống đông máu nhóm Heparin được chỉ định trong điều trị và phòng ngừa các bệnh như hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim, suy tim, sau tai biến mạch máu não, thuyên tắc phổi, chạy thận nhân tạo, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Lưu ý Heparin chỉ được dùng đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, không được dùng tiêm bắp.

  • Chống chỉ định của Heparin:

+ Người bệnh có tièn sử mẫn cẩm với Heparin

+  Người bệnh có tiền sử giảm tiểu cầu nặng typ II (giảm tiểu cầu gây ra do heparin)

+ Người bệnh có bệnh lý chảy máu bẩm sinh.

+ Người bệnh có tổn thương cơ quan dễ bị chảy máu, u ác tính và loét dạ dày.

+ Người bệnh có tình trạng chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu liên quan đến rối loạn huyết động.

+ Người bệnh có các tổn thương, chấn thương và phẫu thuật ở thần kinh trung ương, ở tai và mắt.

+ Phụ nữ mang thai.

+ Phụ nữ đang cho con bú.

  • Tác dụng phụ của Heparin:

Buồn nôn, nhịp tim nhanh, choáng váng, đổ mồ hôi, khó thở trong hoặc sau khi tiêm. Đau nhẹ, ngứa nhẹ ở chân, da xanh, loãng xương khi điều trị Heparin liều cao trong thời gian dài. Tê đột ngột 1 bên cơ thể, đau ngực, ho đột ngột, thở nhanh, thở khò khè, nhịp tim nhanh, đột ngột đau đầu dữ dội, lú lẫn, có vấn đề về ngôn ngữ, có vấn đề thị lực. Đau, nóng, sưng, đỏ ở 1 hoặc cả 2 chân. Khó thở, buồn ngủ, suy nhược hoặc thở hổn hển (ở trẻ sơ sinh). Sốt, ớn lạnh, chảy nước mắt hoặc chảy nước mũi.

* Wafarin – thuốc chống đông máu kháng vitamin K

Wafarin có tác dụng chống đông máu do ngăn chặn gián tiếp chu trình đông máu bằng cách cạnh tranh và ngăn chặn hoạt động của vitamin K, ngăn cản sự tổng hợp một số yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở gan như yếu tố II, VII, IX và X.

Wafarin và các thuốc chống đông máu kháng vitamin K được dùng đường uống, hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường ống tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc có tác dụng chậm (sau khi uống khoảng 2 – 5 ngày) và tăng dần theo thời gian. Thuốc chống đông máu kháng vitamin K được sử dụng trong điều trị kháng đông máu kéo dài sau khi điều trị bằng Heparin bao gồm huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi tái phát, bệnh tim có nguy cơ nghẽn mạch (Thay van tim, rung thấp, nghẽn mạch não, người bệnh thiếu máu cục bộ thoảng qua), cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

  • Chống chỉ định của Warfarin:

Những người bệnh có tiền sử mẫn cảm với hoạt chất Warfarin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Người bệnh bị loét dạ dày, tăng huyết áp nặng, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn

Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và 2 tuần cuối kỳ thai

Người có bệnh gan nặng và bệnh thận nặng.

Người bệnh bị xơ gan.

Người có rối loạn cầm máu nặng, chứng phân mỡ

Người bệnh bị u, loét đường niệu sinh dục, mới phẫu thuật hoặc có chấn thương cấp ở hệ thần kinh trung ương.

<center><em>Sử dụng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ</em></center>
Sử dụng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ
  • Tác dụng phụ của Warfarin:

Tác dụng phụ thường gặp: Chảy máu. Tác dụng phụ ít gặp: Tiêu chảy, rụng tóc, phát ban da, Tác dụng phụ hiếm gặp: Hoại tử da, viêm mạch.

* Các thuốc chống kết tập tiểu cầu

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ thêm:  Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu và ức chế quá trình hình thành huyết khối, nên thuộc nhóm thuốc chống đông máu. Thuốc chống kết tập tiểu cầu ưu tiên tác động trên động mạch, được sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, dùng trong sơ cứu cầm máu, phòng ngừa huyết khối ở người bệnh tai biến mạch máu não, hội chứng mạch vành cấp, đau thắt ngực.

Nhóm Thuốc chống kết tập tiểu cầu có nhiều loại với các cơ chế khác nhau, giúp găn cản các tiểu cầu kết tập tạo ra các nút tiểu cầu dẫn tới hình thành cục máu đông, bao gồm các loại như: Aspirin, Clopidogrel, Dipyridamole, Prasugrel, Ticagrelor, Vorapaxar.Tuy nhiên, thuốc được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng là Aspirin và Clopidogrel, có thể sử dụng đơn độc từng loại hoặc đùng phối hợp cả 2 loại này để tăng hiệu quả điều trị.

  • Chống chỉ định của Aspirin

+ Người có các biển hiện dị ứng, chứng hen, viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác trước đây.

+ Người có tiền sử bệnh hen.

+ Người có bệnh giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu, bệnh loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động

+ Người bị suy tim vừa và nặng.

+ Người bị suy gan, suy thận và xơ gan.

  • Chống chỉ định

+ Người bệnh có tiền sử dị ứng với clopidogrel hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

+ Người bệnh có biểu hiện cháy máu bệnh lý hoạt động như loét dạ dày – tá tràng, chảy máu nội sọ.

  • Tác dụng phụ của Aspirin:

Buồn nôn, nôn, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, khó tiêu, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột. Mệt mỏi, ban, mày đay, thiếu máu tan máu, yếu cơ, khó thở, sốc phản vệ.

  • Tác dụng phụ của Clopidogrel:

Đau bụng, nôn, chán ăn, viêm dạ dày, táo bón, đau ngực, phù mạch, tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau mỏi người, ngứa da, ban đỏ, tăng cholesterol máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chảy máu, chảy máu cam, bất thường chức năng gan, đau khớp, đau lưng, khó thở, viêm mũi, viêm phế quản, nhiễm trùng hô hấp trên, hội chứng giả cúm.

Tóm lại, thuốc chống đông máu được chị định sử dụng có hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa cục máu. Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - TP Hồ Chí Minh ( Ngay vòng xoay An Lạc, Ngã 3 Trần Đại Nghĩa với Quốc Lộ 1 A). Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *